• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới sáng tạo, đúng đắn nhằm đưa đất nước không ngừng phát triển, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đường lối đổi mới của Đảng đã được toàn Đảng, toàn dân tích cực phấn đấu thực hiện trong niềm tin tưởng mạnh mẽ vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc.

Trong không khí phấn khởi đó, tháng 11-1987, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã được tiến hành. Với sự quan tâm, chăm sóc ân cần đối với Đoàn và phong trào thanh niên, đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng Nguyễn Văn Linh đã thay mặt Đảng, Nhà nước đến dự và phát biểu tại Đại hội. Sau khi khẳng định những đóng góp xuất sắc của thanh niên Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đồng chí Tổng Bí thư nêu rõ: “Từ Đại hội này sẽ dấy lên một phong trào thanh niên hăng say rèn luyện phẩm chất đạo đức và tác phong, trau dồi lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao đẹp, bằng hành động cách mạng cụ thể, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra”. Đại hội phấn khởi lắng nghe bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư và coi đó là Chỉ thị quan trọng của Đảng mà Đoàn và tuổi trẻ cả nước phải ra sức thực hiện trong thời gian tới.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã nhất trí đánh giá: Trong những năm qua, mặc dù đất nước phải trải qua những thử thách gay go, tuổi trẻ Việt Nam luôn là lực lượng to lớn và năng động của xã hội, đã phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp cách mạng. Từ thực tiễn hoạt động trong những năm qua, Đại hội đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, trong đó bài học về phong trào thanh niên được nêu rõ là: Tạo ra những động lực của phong trào hành động cách mạng của thanh niên bằng việc kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của tuổi trẻ, tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện hoài bão và lý tưởng cách mạng.

Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung của công tác Đoàn và phong trào thanh niên từ 1987-1991, trong đó xác định việc mở rộng đoàn kết tập hợp thanh niên là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu. Về phong trào hành động cách mạng của thanh niên, Đại hội nhấn mạnh phải tiếp tục phát triển phong trào “Tuổi trẻ xung kích sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với bốn chương trình:

1- Tuổi trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
2- Tuổi trẻ đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội.
3- Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc.
4- Tuổi trẻ học tập và tiến quân vào khoa học – kỹ thuật.

Quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và những chủ trương, phương hướng công tác của Đoàn Thanh niên trong thời kỳ mới đã tạo điều kiện cho công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên và tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều hoạt động phong phú trên nhiều bình diện.

* Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội.

Thực hiện Chỉ thị 11 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn khoá IV, tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ở các cấp đã được quan tâm củng cố.Vào thời điểm năm 1987, một số nơi Hội phát triển mạnh và đi vào hoạt động có nề nếp như: Kiên Giang, Tây Ninh, An Giang, Biên Hoà (Đồng Nai), Thốt Nốt (Hậu Giang). Các tỉnh, thành ở phía Nam đã tổ chức được 8274 chi hội cơ sở, 638 uỷ ban Hội cấp phường, xã; 95 uỷ ban Hội cấp quận, huyện; 14 uỷ ban Hội cấp tỉnh, thành với tổng số 1.583.736 hội viên. Tổ chức Hội ở Kiên Giang được củng cố, phát triển và không ngừng phát huy tác dụng, xứng đáng là lá cờ đầu toàn quốc về công tác Hội, được nhiều tỉnh đến học tập và trao đổi kinh nghiệm. Tây Ninh cũng là tỉnh mà các cấp bộ Đoàn trong tỉnh rất quan tâm đến công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, do đó phong trào hoạt động của Hội phát triển làm xuất hiện nhiều điển hình tốt.

Nhiều tỉnh, thành khác đã tích cực xúc tiến việc thành lập Uỷ ban Hội cấp tỉnh như: Sơn La, Cao Bằng, Gia Lai-Kon Tum, Hà Tây, Hòa Bình Hải Phòng, Hà Nội...

Uỷ ban Trung ương Hội đã tiến hành thử nghiệm một số cơ sở trực thuộc như: Trung tâm âm nhạc, Trung tâm tài nguyên sinh học, Xưởng Video thanh niên, Câu lạc bộ tâm lý, Câu lạc bộ nhiếp ảnh, Câu lạc bộ hôn nhân và gia đình, Câu lạc bộ võ thuật, Câu lạc bộ quần vợt... ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều người tham gia.

Tuy vậy, trong thời gian triển khai hoạt động và phát triển tổ chức của Hội vẫn còn gặp nhiều khó khó khăn.

Trước thực tế trên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với tư cách là tổ chức nòng cốt chính trị của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã có chủ trương và biện pháp chỉ đạo kịp thời trong việc củng cố tổ chức và hoạt động của Hội. Ngày 28 tháng 9 năm 1988, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (Khoá V) đã họp và ra Nghị quyết chuyên đề số 04/NQ-TWĐTN về công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong tình hình mới. Nghị quyết xác định: “Xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thực sự trở thành tổ chức cách mạng rộng rãi của thanh niên, sinh viên cả nước là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đổi mới công tác đoàn kết tập hợp thanh niên”.

Nghị quyết 04/NQ-TWĐTN của Ban Thường vụ TW Đoàn đã đề ra 8 vấn đề cơ bản để quán triệt trong các cấp bộ Đoàn cả nước nhằm xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và các tổ chức thành viên của Hội vững mạnh. Đó là:

- Xác định Hội là tổ chức cách mạng tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên phấn đấu cho sự giàu mạnh của Tổ quốc Việt Nam XHCN, vì hạnh phúc và tiến bộ của tuổi trẻ.

- Hội qui tụ vào tổ chức mình mọi tổ chức thanh niên và nam nữ thanh niên, không phân biệt thành phần, nguồn gốc, quá khứ, tôn giáo, dân tộc... với điều kiện họ tán thành điều lệ Hội, tự nguyện vào Hội để được hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu chính đáng của cá nhân và tập thể, để được cống hiến và trưởng thành.

- Xác định 3 tính chất cơ bản của Hội là:

Tính xã hội – chính trị; tính liên hiệp; tính quần chúng rộng rãi.

- Xác định Hội có 2 chức năng cơ bản là:

Chăm lo lợi ích chính đáng của hội viên.

Giác ngộ, hướng dẫn hội viên trở thành những người thanh niên mới, có đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Xác định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội là: Tự nguyện; tự quản; dân chủ bàn bạc; hợp tác và thống nhất hành động; Đoàn là hạt nhân chính trị, là người tổ chức và hướng dẫn Hội hoạt động.

- Về mối quan hệ giữa Đoàn và Hội: Nghị quyết lưu ý các cấp bộ Đoàn cần tránh khuynh hướng thả nổi, không chỉ đạo công tác Hội, đồng thời cũng cần tránh khuynh hướng chỉ đạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc” làm mất tính chủ động, sáng tạo và nguyên tắc hoạt động tự quản của Hội.

Nghị quyết xác định mối quan hệ giữa Đoàn và Hội được thể hiện qua 4 con đường chủ yếu sau:

Đoàn định hướng về chính trị – tư tưởng cho hoạt động Hội, các cấp bộ Đoàn trực tiếp giúp thanh niên lập ra tổ chức Hội ở cấp mình; trong từng thời kì bàn chuyên đề về công tác Hội; thực hiện nề nếp làm việc thường kỳ giữa Ban Thường vụ Đoàn và Ban Thư ký Hội.

Đoàn thường xuyên kiểm tra các hoạt động của Hội, đồng thời Đoàn cũng định kỳ thông báo cho Hội về các hoạt động của mình.

Đoàn giới thiệu với Hội những cán bộ, đoàn viên tốt được thanh niên tín nhiệm tham gia lãnh đạo Hội và làm hạt nhân trong Hội.

Đoàn tạo điều kiện giúp đỡ Hội về mọi mặt, tôn trọng và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Hội để Hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

- Về hệ thống tổ chức Hội, Nghị quyết xác định: Từ những tính chất cơ bản của Hội, hệ thống tổ chức Hội phải rất đa dạng, năng động, không gò ép, xơ cứng, hình thức. Sức mạnh của Hội thể hiện ở sự hoạt động của các tổ chức thành viên và các chi hội, nhất là ở cơ sở. Do đó, uỷ ban Hội cấp huyện, tỉnh thành lập theo nhu cầu của thực tiễn và đòi hỏi của phong trào. Không tổ chức ra Uỷ ban Hội một cách hình thức khi chưa có nhu cầu đối với cấp dưới. Uỷ ban Trung ương Hội có tầm quan trọng cả đối nội lẫn đối ngoại, do đó cần được kiện toàn theo hướng gọn nhẹ để hoạt động có hiệu quả và thiết thực.

Về chỉ đạo: Đoàn cấp nào chịu trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn Hội cấp đó, trong hệ thống tổ chức Hội; Uỷ ban Hội cấp trên hướng dẫn nghiệp vụ cho Uỷ ban Hội cấp dưới, đôn đốc các Uỷ ban Hội, các tổ chức thành viên thực hiện những chủ trương, chương trình hoạt động chung mà Hội đã dân chủ bàn bạc và thống nhất đề ra.

- Về các loại hình chi hội thanh niên và nội dung hoạt động chủ yếu của các chi hội cơ sở.

Nghị quyết 04 xác định có 4 loại hình chi hội thanh niên phổ biến: Chi hội theo nghề nghiệp; chi hội theo sở thích; chi hội theo đối tượng và chi hội theo địa bàn sinh hoạt.

Về nội dung và phương thức hoạt động Hội, Nghị quyết đề ra: Cần tiếp tục tổng kết, nâng cao và cụ thể hoá mô hình 4 mặt: Tổ ấm, câu lạc bộ, nơi cống hiến, trưởng thành. Nội dung hoạt động cơ bản của chi hội ở cơ sở xoay quanh vấn đề: Thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên. Hướng hoạt động chung của Hội ở cơ sở là:

Hoạt động văn hoá xã hội: Câu lạc bộ khoa học kĩ thuật trẻ, câu lạc bộ hôn nhân gia đình, câu lạc bộ văn hoá, các lớp học bổ túc văn hoá, các lớp dạy nghề, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan, du lịch, các hình thức tham gia hoạt động xã hội: Cứu trợ, y tế, chăm sóc người già, trẻ em.

Hoạt động kinh tế, các cấp bộ Hội vận động thanh niên thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng với nhiều hình thức khác nhau.

Hoạt động chính trị, hướng dẫn thanh niên tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thời sự chính trị... Thông qua đó giúp cho tuổi trẻ tự xác định trách nhiệm của mình đối với tương lai đất nước.

Nghị quyết 04 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (khoá V) cũng đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện đối với công tác tập hợp đoàn kết thanh niên, xây dựng Hội LHTN Việt Nam và các tổ chức thành viên của Hội, đó là:

1- Mỗi cấp bộ Đoàn, mỗi cán bộ đoàn viên đều phải làm nhiệm vụ tập hợp thanh niên và giúp đỡ Hội xây dựng và phát triển tổ chức.
2- Về tổ chức: Chuyển ban Mặt trận Thanh niên các cấp thành thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ở những nơi đã có Uỷ ban Hội. Những nơi chưa có Uỷ ban Hội, Tỉnh Đoàn cử ra một số cán bộ chuyên tránh do đồng chí Phó Bí thư hoặc Uỷ viên Thường trực phụ trách để giúp Ban Chấp hành vận động thành lập Hội. Các quận, huyện cử ít nhất 1 cán bộ chuyên trách công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên và xây dựng Hội.

Các ban, đơn vị Trung ương Đoàn thực hiện công tác tập hợp đoàn kết thanh niên và xây đựng Hội theo chức năng, nhiệm vụ và đối tượng Ban, đơn vị phụ trách.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 04 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn tháng 9-1988, Hội nghị Uỷ Ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam họp tại Hà Nội đã tiến hành kiện toàn. Uỷ ban Trung ương Hội: Đồng chí Hà Quang Dự Bí thư  Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (khoá V) được cử làm Chủ tịch Uỷ ban TW Hội và đồng chí Phạm Phương Thảo Bí thư BCH TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được cử làm Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Hội.

* Sự phát triển của tổ chức Hội LHTN Việt Nam sau Nghị quyết 04 của Ban Thường vụ TW Đoàn:

Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V và Nghị quyết 04 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về công tác tập hợp đoàn kết thanh niên và xây dựng Hội LHTN Việt Nam trong tình hình mới đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức trong các cấp bộ Đoàn. Nhiều cấp bộ Đoàn thấy rõ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ có thể phát huy tác dụng giúp Đảng và Nhà nước tập hợp đông đảo thanh niên thực hiện công cuộc đổi mới đất nước khi xây dựng được mặt trận thanh niên thống nhất do Đoàn làm hạt nhân nòng cốt. Yêu cầu đổi mới công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và Hội LHTN Việt Nam trở thành vấn đề cấp bách của phong trào thanh niên trong tình hình mới.

Quan điểm của Hội LHTN Việt Nam và nhiều cấp bộ Đoàn có bước phát triển mới trên các mặt sau:

Trong nhận thức, thấy rõ Hội LHTN Việt Nam là mặt trận đoàn kết, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp thanh niên do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm hạt nhân chính trị.

Trong hoạt động thực tiễn, nhiều cấp bộ Đoàn đã chủ động xây dựng Hội, giúp Hội không chỉ qui tụ thanh niên chưa có điều kiện vào Đoàn mà còn qui tụ nhiều cán bộ, đoàn viên hết tuổi Đoàn, những cán bộ khoa học, những văn nghệ sỹ trẻ, những người tâm huyết với thanh niên tham gia hoạt động của các chi hội, làm cho hoạt động của Hội đa dạng hơn.

Trong chỉ đạo, nhiều cấp bộ Đoàn đã phát huy được vai trò của Hội trong tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của thanh niên, đồng thời góp phần tăng cường hoạt động đối ngoại của thanh niên ta với thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới.

Về mặt tổ chức của Hội LHTN Việt Nam có bước phát triển, Uỷ ban Hội từ Trung ương đến cơ sở được kiện toàn theo hướng gọn nhẹ, thiết thực. Tính đến hết năm 1989 toàn quốc có 27 Uỷ ban Hội cấp tỉnh, thành phố, 70 Uỷ ban Hội cấp quận, huyện và trên 10.000 chi hội cơ sở.

Nét đổi mới trong công tác xây dựng tổ chức Hội là hình thức tổ chức chi hội theo sở thích (gắn với các nhóm đã có của thanh niên), chi hội theo nghề nghiệp (gắn với quyền lợi cơ bản của thanh niên) đang phát triển ở nhiều địa phương phù hợp với yêu cầu đổi mới hoạt động của Hội.

Nhiều cấp bộ Hội đã tổ chức các chi hội trực thuộc, chi hội trực thuộc không những tư vấn cho cán bộ Hội mà còn là nơi tập hợp thanh niên, tạo điều kiện cho các cấp bộ Hội tiếp cận trực tiếp với thanh niên không qua cấp trung gian. Hầu hết cán bộ các chi hội trực thuộc các cấp là cán bộ Đoàn cũ, đảng viên hoặc nhà khoa học trẻ, những người hoạt động xã hội tích cực.

Việc bồi dưỡng những hiểu biết về công tác tập hợp đoàn kết thanh niên và Hội LHTN cho số cán bộ làm chuyên trách công tác Hội và đội ngũ cán bộ Hội nói chung đã được các cấp bộ Đoàn, Hội quan tâm đúng mức. Trong hai năm 1988-1989, Trung ương Đoàn và Uỷ ban Trung ương Hội đã mở được 5 lớp bồi dưỡng cho 360 cán bộ các tỉnh, thành Hội. Những tỉnh như: Sông Bé, Đồng Nai, Thừa Thiên-Huế, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh, Bến Tre, Khánh Hoà, Phú Yên, Hà Nội... đã có nhiều cố gắng trong công tác bồi dưỡng cán bộ Hội.

* Xây dựng và phát triển tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam.

Trong những năm từ 1986 đến 1990, tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam quan tâm xây dựng. Ngày 19-3-1987, Hội đồng Bộ trưởng đã phê chuẩn bàn Điều lệ Hội Sinh viên Việt Nam do Hội nghị đại biểu tháng 7-1985 của Hội thông qua. Điều lệ ghi rõ: “Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức xã hội của giới sinh viên Việt Nam. Hội viên của Hội là những sinh viên Việt Nam đang học tại trường đại học và cao đẳng trong và ngoài nước. Hội đoàn kết, tổ chức và động viên toàn thể sinh viên Việt Nam phát huy truyền thống cách mạng và quyền làm chủ tập thể Xã hội chủ nghĩa của sinh viên trong học tập, rèn luyện, xây dựng và quản lí trường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.”(Điều II). Tiếp theo đó là Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các cấp nêu rõ những nội dung chủ yếu trong việc giúp đỡ tạo điều kiện cho Hội Sinh viên hoạt động v&a

Số lần đọc: 1538

Tin liên quan