• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Khi chỉ định đội hình tập hợp, vị trí của người chỉ huy khi chỉ định đội hình chuẩn cao nhất của đội hình đó.
Đội hình luôn triển khai bên trái người chỉ huy.
Tư thế chỉ định đội hình của người chỉ huy được quy định cụ thể như sau:

I. ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC:
- Chi hội hàng dọc.
- Khẩu lệnh: “Chi hội tập hợp”.
- Tư thế: Tay phải giơ thẳng hướng lên trên, lòng bàn tay hướng về bên trái, các ngón tay khép (đội hình được triển khai về bên trái và ngang người chỉ huy).
II. ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG:
- Chi hội hàng ngang.
- Khẩu lệnh: “Chi hội tập hợp”.
- Tư thế: Tay phải như hàng dọc, tay trái đưa ngang về phía bên trái, lòng bàn tay úp thẳng (đội hình được triển khai bắt đầu từ mũi bàn tay trái của người chỉ huy).
III. ĐỘI HÌNH CHỮ U:
- Dùng cho chi hội , các chi hội.
- Khẩu lệnh: “Chi hội tập hợp”.
- Tư thế: Tay phải ngang vai, khuỷu tay tạo thành góc vuông 900, bàn tay nắm (phân hội trưởng phân hội 1 như hàng dọc, các phân hội còn lại tạo thành chữ U, mặt hướng vào trong hình chữ U).
* 1, 2, 3, 4 là phân hội trưởng; 1’, 2’, 3’, 4’ là các phân hội phó.
IV. ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN:
- Dùng cho chi hội, các chi hội.
- Khẩu lệnh: “Chi hội tập họp”.
- Tư thế: Hai tay giơ cao tạo thành vòng tròn trên đầu người chỉ huy, bàn tay nắm lại. Song song với các động tác chỉ định đội hình, người chỉ huy sử dụng khẩu lệnh: “Phân hội (chi hội hay các chi hội) tập hợp” hay bằng còi.
* Chỉnh đốn: Sau khi tập họp từ vị trí chỉ định đội hình, người chỉ huy tiến về phía trước, giữa các đội hình (dọc, ngang, chữ U) chỉnh đốn và làm việc. Riêng vòng tròn thì chỉ huy đứng tại vị trí chỉ định đội hình. Vị trí chỉ huy khi chỉnh đốn đội hình cần cân đối với đội hình.

V. CỰ LY VÀ CHUẨN :
1. Cự ly hẹp: bằng 01 (một) khuỷu tay (tay chống hông).
- Khẩu lệnh: “Cự ly hẹp nhìn chuẩn - Thẳng”
- Thực hiện: sau động lệnh.
- Cách thực hiện: Chuẩn luôn là phân hội 01 của chi hội (Phân hội 01 của chi hội 01 trong các chi hội). Sau động lệnh, phân hội trưởng phân hội 01 tay phải giơ cao (bàn tay khép lại), tay trái chống hông, người thứ hai bên trái (A) di chuyển chạm khuỷu tay của phân hội trưởng phân hội 01, người thứ ba (B) di chuyển chạm khuỷu tay (A) và cứ thế liên tục đến người cuối cùng. Những người đứng sau lưng phân hội trưởng phân hội 01 đưa tay phải chạm vai người đứng trước, lòng bàn tay hướng về bên trái (bàn tay khép lại). Các hội viên còn lại nhìn thẳng, nhìn phải so hàng.
2. Cự ly hẹp đặc biệt: bằng hai nắm tay nằm ngang của 02 (hai) người đứng gần nhau.
- Khẩu lệnh: “Cự ly hẹp đặc biệt nhìn chuẩn - Thẳng”
- Thực hiện: sau động lệnh.
- Cách thực hiện: Tương tự cự ly hẹp - Nhưng tay trái phân hội trưởng phân hội 01 nắm lại,
òng bàn tay hướng ra sau. Tay phải người (A) cũng vậy chạm tay trái phân hội trưởng phân hội 01, tay trái (A) chạm tay phải (B) và cứ thế liên tục.
3. Cự ly rộng: bằng 01 (một) cánh tay, bàn tay khép lại, lòng bàn tay hướng phía dưới.
- Khẩu lệnh: “Cự ly rộng nhìn chuẩn - Thẳng”
- Thực hiện : sau động lệnh
- Cách thực hiện: Tương tự cự ly hẹp, nhưng khoảng cách bằng 01 cánh tay.
4. Cự ly rộng đặc biệt: bằng 02 cánh tay dang ngang, lòng bàn tay hướng phía dưới.
- Khẩu lệnh: “Cự ly rộng đặc biệt nhìn chuẩn - Thẳng”
- Thực hiện : sau động lệnh
- Cách thực hiện : Tương tự cự ly hẹp , nhưng bằng 02 cánh tay.
* Lưu ý:
+ (A), (B): là phân hội trưởng phân hội 02 và 03 nếu là hàng dọc.
+ (A), (B): là hội viên của phân hội 01 nếu là hàng ngang.
+ Hẹp đặc biệt: là 02 (hai) nắm tay của các phân hội trưởng nếu là hành dọc; là 02 (hai) nắm
tay của các hội viên trong phân hội 01 nếu là hàng ngang và chữ U.
+ Rộng đặc biệt: là 02 (hai) cánh tay của các phân hội trưởng nếu là hàng dọc; là 02 (hai) cánh tay của các hội viên trong phân hội 01 nếu là hàng ngang.
+ Vòng tròn: cự ly so hàng là chỉ là cự ly rộng và rộng đặc biệt. Khẩu lệnh so hàng là: “Cự ly rộng (rộng đặc biệt) chỉnh đốn đội hình”.
Cự ly rộng 02 tay tạo thành hình chữ V ngược, lòng bàn tay nắm, tay người này chạm tay người kia tạo thành vòng tròn. Cự ly rộng đặc biệt: 02 cánh tay dang ngang (lòng bàn tay nắm), tạo thành vòng tròn.
+ Chữ U: cự ly so hàng chỉ la cự ly hẹp và hẹp đặc biệt. Khoảng cách giữa các phân hội trong đội hình chữ U luôn là 01 cánh tay (lòng bàn khép và hướng phía dưới).

VI. ĐIỂM SỐ - BÁO CÁO :
* Trường hợp 1:
- Khẩu lệnh chỉ huy: “Nghiêm – Các phân hội điểm số báo cáo –Nghỉ”.
- Thực hiện sau khẩu lệnh người chỉ huy.
- Cách thực hiện: Các phân hội trưởng điều hành phân hội của mình điểm số báo cáo, cụ thể như sau:
+ Người phân hội trưởng bước lên 01 bước và hướng về đội hình của phân hội mình, hô to: “Phân hội 1 (2, 3, 4…) – Nghiêm – Điểm số – 1” (1 là số đếm của người phân hội trưởng).
+ Sau đó các hội viên trong phai lần lượt đếm từ 2 cho đến hết. Người hội viên khi điểm số cần hô to số của mình và đồng thời đầu lắc nhẹ qua trái. Người hội viên cuối cùng thực hiện như những hội viên trước đó nhưng hô thêm “Hết” sau khi hô số của mình.
+ Phân hội trưởng cho phân hội mình “Nghỉ” khi phân hội mình điểm số xong. Sau khi điểm số xong thì lần lượt từ phân hội 1 đến phân hội cuối lên báo cáo cho chỉ huy. Phân hội trưởng cho phân hội mình “Nghiêm” trước khi lên báo cáo.
+ Khẩu lệnh báo cáo: “Báo cáo - Báo cáo (1), (2) có (3) hội viên. Đủ [vắng (4)]. Báo cáo hết”.
+ Nếu không có nội dung truyền đạt, người chỉ huy hô: “Được”. Người báo cáo chào chỉ huy và trở về vị trí phân hội của mình.
+ Nếu có nội dung truyền đạt, người chỉ huy không hô “Được” mà truyền đạt nội dung cho người báo cáo. Sau khi nghe xong, người báo cáo vừa chào chỉ huy vừa đáp: “Rõ”.
* Ghi chú:
(1) : Cấp chỉ huy trực tiếp, người phụ trách (báo cáo chỉ huy).
(2) : Đơn vị , cấp báo cáo.
(3) : Tổng số hội viên.
(4) : Số hội viên vắng mặt (báo rõ có lý do hoặc không có lý do).
Khi báo cáo thì người báo cáo trong tư thế nghiêm, người báo cáo chào trước, nhưng chỉ huy thôi trước.
* Trường hợp 2:
- Khẩu lệnh chỉ huy: “Nghiêm – Chi hội điểm số – 1” (1 là số đếm của người chi hội trưởng).
- Sau đó cả chi hội đếm từ 2 đến hết, lần lượt như sau:
+ Phân hội trưởng phân hội 1 đếm “2”, người hội viên kế tiếp sau đếm “3” và cứ thế đến hội viên cuối cùng. Người hội viên cuối cùng sau khi đếm số của mình và hô thêm “Phân hội 1 – Hết”.
+ Phân hội trưởng phân hội 2 đếm tiếp số người hội viên cuối cùng của phân hội 1 và các hội viên phân hội 2 lần lượt đếm cho đến hết như phân hội 1.
+ Các phân hội còn lại đếm tương tự phân hội 2 cho đến người cuối cùng của phân hội cuối cùng. Người cuối cùng của phân hội cuối cùng sau khi đếm số hô “Hết”.

PHẦN IV MỘT SỐ HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ TỔ CHỨC LỄ

I. LỄ CÔNG NHẬN ĐỘI NHÓM MỚI:
1. Điều kiện thành lập:
- Số lượng hội viên tham gia phải từ 3 trở lên, được Ủy ban Hội cơ sở (nếu có) hoăc BCH Đoàn phường công nhận.
- Có quy chế, nội dung hoạt động gắn với yêu cầu nhiệm vụ chung của Ủy ban Hội, Đoàn phường tại cơ sở.
2. Chuẩn bị:
- Hình thức tổ chức phải trang trọng , gọn nhẹ. Địa điêm có thể trong hội trường, ngoài trời nhưng đảm bảo nghiêm túc trong buổi lể.
- Thời điểm tổ chức gắn liền với ngày lễ, các đợt hoạt động...
- Trang trí : Cờ Tổ Quốc, ảnh Bác, biểu trưng Hội, tiêu đề: “LỄ CÔNG NHẬN ĐỘI (NHÓM). . .”.
Ví dụ: LỄ CÔNG NHẬN ĐỘI CTXH SEN TRẮNG
- Đơn xin được công nhận chi hội, đội nhóm mới (có nội dung giới thiệu tóm tắt quá trình hoạt động), danh sách lý lịch trích ngang hội viên tham gia, qui chế hoạt động, phương hướng hoạt động, thẻ hội viên, huy hiệu, khẩu hiệu, lời hứa.
3. Chương trình tổng quát:
a. Phần nghi thức:
- Tuyên bố lý do.
- Chào cờ.
- Quốc ca, Hội ca.
- Mặc niệm, hô khẩu hiệu.
- Giới thiệu đại biểu tham dự.
b. Phần nội dung:
- Đại diện (BCH lâm thời) đội nhóm (chi hội, CLB) được công nhận đọc đơn xin được công nhận .
- Đại diện Ủy ban Hội hoặc BCH Đoàn cơ sở giới thiệu quá trình hoạt động, đọc quyết định công nhận: đội nhóm (chi hội, CLB) và BCH đội nhóm (chi hội, CLB).
- Trao quyết định, gắn huy hiệu, trao thẻ hội viên mới.
- Tuyên thệ lời hứa (nếu những hội viên tham gia đã là hội viên của đội nhóm khác thì có thể không tham gia phần này).
- Đại diện Ủy ban Hội hoặc BCH đoàn giao nhiệm vụ.
- Đại diện BCH chi hội (CLB,Đội nhóm) mới nhận nhiệm vụ.
- Phát biểu lãnh đạo (nếu có).
- Tuyên bố kết thúc, chào cờ bế mạc.

II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỄ CÔNG NHẬN HỘI VIÊN MỚI:
1. Điều kiện kết nạp:
Mọi nam, nữ thanh niên Việt Nam từ 15 đến 35 có các điều kiện:
- Tán thành Điều lệ Hội.
- Tự nguyện gia nhập Hội.
- Tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức của Hội và thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của Hội viên đều được xét công nhận vào Hội.
- Những người quá 35 tuổi nếu có nguyện vọng và ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của Hội vẫn được kết nạp Hội.
2. Bước chuẩn bị:
- Tổ chức lễ kết nạp phải gọn nhẹ, vui tươi. Thời điểm tổ chức có thể gắn liền với các ngày lễ, các đợt hoạt động, sinh nhật...
- Địa điểm có thể tổ chức trong hội trường, ngoài trời hoặc tại các điểm sinh hoạt dã ngoại, các điểm thực hiện công trình.
- Trang trí: Cờ Tổ Quốc, ảnh Bác, biểu trưng Hội, tiêu đề buổi lễ “LỄ CÔNG NHẬN HỘI VIÊN MỚI” (trang trí bằng băng rôn, pano hoặc khung bản).
- Đơn xin gia nhập từng hội viên, danh sách lý lịch trích ngang hội viên mới, nội dung tóm tắt giới thiệu từng hội viên mới, khẩu hiệu, lời hứa, thẻ hội viên, huy hiệu hội...

3. Chương trình tổng quát :
a. Phần nghi thức:
- Tuyên bố lý do.
- Chào cờ.
- Hát Quốc ca, Hội ca
- Mặc niệm, hô khẩu hiệu.
- Giới thiệu thành phần tham dự.
b. Phần nội dung:
- Thay mặt BTC chi hội ( CLB, Đội, Nhóm ) giới thiệu tóm tắt TN được đề nghị công nhận.
- Chi hội trưởng, đội nhóm trưởng, BCN CLB đọc quyết định công nhận, gắn huy hiệu hội và trao thẻ hội viên ( Phần gắn huy hiệu, trao thẻ có thể mời đại biểu ).
- Hội viên mới đọc lời hứa hội viên (có thể một hoặc nhiều hội viên cùng một lúc).
- Đại diện BCH chi hội ( CLB, Đội, Nhóm) chúc mừng và giao nhiệm vụ hội viên mới.
- Hội viên mới phát biểu cảm tưởng.
- Phát biểu của lãnh đạo (nếu có).
- Tuyên bố kết thúc, chào cờ bế mạc.
* Lưu ý: Trong chương trình tổ chức lễ nên xen vào các tiết mục văn nghệ, trò chơi để tạo sự nhẹ nhàng ,vui tươi.
 

Số lần đọc: 2773

Tin liên quan