• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Từ năm 1964-1969, có một người con gái từ Đoàn văn công Quân khu 5 nhận quyết định của Bộ Quốc phòng biệt phái phục vụ ở Phủ Thủ tướng và Phủ Chủ tịch. Đó là nữ văn công Trương Thị Thanh Trúc. Đến hôm nay, dù đã đi đến chặng cuối của cuộc đời, 5 năm đó vẫn là khoảng thời gian đáng nhớ của cô gắn liền với những kỷ niệm, những bài học không thể nào quên về Bác.


Câu chuyện về chai nước và tấm chiếu
Ngày đó, khi vào phục vụ ở Phủ Chủ tịch, tôi được đi học nghiệp vụ y tế ở Bệnh viện Việt Xô để làm những việc như lấy mạch, đo nhiệt độ, tiêm thuốc… Thỉnh thoảng, tôi theo Bác đi bộ, đọc bản tin trên báo cho Bác nghe. Mỗi sáng, khoảng 5 giờ, Bác thường đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch. Tự tay Bác tắt hết các đèn trong vườn để tiết kiệm điện. Đi được một lúc, Bác bảo:
- Bé Trúc Thanh, cho Bác chai nước (Bác thường gọi tôi là bé Trúc Thanh, dù tên tôi là Thanh Trúc)


Thời kỳ đó, nước dùng chủ yếu là nước đóng chai của Trung Quốc. Tôi mở chai nước cho Bác. Bác uống một ngụm rồi đưa lại cho tôi. Vì Bác đi rất nhanh nên tôi vội vàng bỏ chai nước đang uống dở đó bên vệ đường, không kịp đậy nắp để theo cho kịp. Lát sau, đi bộ xong, khi lên nhà sàn, Bác lại muốn uống nước. Tôi nhanh nhảu xuống nhà phục vụ xin một chai khác mang lên. Vừa nhìn thấy, Bác bảo:
- Không, đưa cho bác chai nước lúc nãy, hãy vẫn còn nhiều!


Biết Bác sẽ không hài lòng khi biết tôi đã bỏ chai nước đó, tôi đành bóc chai nước mới, rót bớt một ít ra ly rồi đưa chai cho Bác. Từ đó về sau, tôi không dám tùy tiện, hoang phí một thứ gì. Cũng trong thời gian này, Bác đã bảo chú Vũ Kỳ mang hết tiền nhuận bút viết báo của Bác mua nước cho các chiến sĩ trực phòng không không quân ở khắp miền Bắc uống.


Bác không ngủ nệm, chỉ nằm chiếu. Chiếc chiếu của Bác dùng lâu đến độ đã sờn, thủng một lỗ to bằng nắm tay. Tôi xin Bác được thay chiếu mới, Bác chỉ chỗ thủng trên chiếu bảo:
- Con lấy vải khâu lại vào đây, vẫn còn ngủ tốt.


Quần áo của Bác chỉ có mấy bộ kaki đã sờn cổ nhưng lần nào xin Bác may đồ mới, Bác cũng không cho. Cuối cùng, anh em trong tổ phục vụ bàn nhau lâu lâu may thêm một bộ nhưng phải giặt nhiều lần cho vải cũ đi rồi để lẫn trong quần áo của Bác. Đến lúc Bác mất, soạn lại quần áo Bác, thấy có những bộ Người chưa hề xỏ tay lần nào. Anh em nhìn nhau chảy nước mắt.

Đảng không phải là khổ hạnh
Lúc vào Phủ Chủ tịch, tôi mới 24 tuổi nhưng đã góa chồng và có một con gái là bé Bích Trâm. Tôi nhận tin chồng hy sinh năm 1962 khi đang có mang Bích Trâm và đang biểu diễn trên sân khấu. Sau khi sinh con, tôi định gửi cháu vào trường mồ côi ở Đống Đa và đã tập đeo balô đựng gạch sẵn sàng lên đường đi B thì được lệnh vào phục vụ trong Phủ Chủ tịch. Là một đảng viên có chồng hy sinh, tôi định ở vậy suốt đời phụng sự cho lý tưởng, thờ chồng, nuôi con. Biết chuyện Bác bảo:
- Cháu Bích Trâm phải có bố. Đảng không phải là khổ hạnh, bé à!

Sau đó, khi tôi tâm sự chuyện anh Cương (đồng chí Phạm Cương, chiến sĩ quân y - chồng của bà Trúc sau này - PV), Bác lắng nghe rồi nói:
- Người con trai đó tốt!

Nghe lời Bác, sau ngày Bác mất, tôi lập gia đình với anh Cương, sống hạnh phúc cho đến giờ. Tôi không ngờ một người phục vụ nhỏ nhoi như mình lại được vị Chủ tịch nước quan tâm, dạy dỗ những điều như người cha đối với con gái. Sống gần Bác, tôi mới thấy rõ có những lúc Người rất cô đơn. Có lần, sau khi đọc xong bản tin của Thông tấn xã cho Bác nghe, trước lúc ra về, tôi định tắt cho Bác chiếc đài thì Người bảo:
- Bé cứ để thế cho có tiếng người!

Tôi để đài cho Bác, thương Bác chảy nước mắt. Tháng 6-1969, dù sức đã yếu nhưng Bác vẫn bảo các đồng chí sắp xếp cho Bác vào thăm các cháu thiếu nhi ở Trường Âm nhạc Việt Nam. Đến tháng 7-1969, nghe tin nước sông Hồng lên cao, Bác bảo bố trí cho Bác đến nơi coi sóc chuyện chống lụt cho dân. Khi về, tôi thấy Bác đau nặng hơn.

Điều tôi cảm nhận được sâu sắc từ Bác chính là tình thương yêu vô bờ bến với cán bộ, với nhân dân, là tinh thần làm việc không mệt mỏi cho đến hơi thở cuối cùng. Chính tình thương yêu đó đã tạo nên sức thu hút, khả năng tập hợp quần chúng và thu lòng dân về một mối của vị lãnh tụ dân tộc.
(Theo SGGP)
 

Báo SGGP
Số lần đọc: 2758

Tin liên quan