• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Thứ nhất, Bác nhiều lần lưu ý các nhà báo rằng nếu như điều gì, vấn đề gì, vụ việc gì không biết hoặc chưa biết rõ, chưa biết đầy đủ, chính xác thì không được viết ra. Bởi vì như thế có hại cho người đọc có hại cho phong trào cách mạng, giảm uy tín trước quần chúng. Trong Sửa đổi lề lối làm việc, Bác yêu cầu: "Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết" (Cách viết, dẫn theo tài liệu biên soạn của Tạ Ngọc Tấn: Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí 1995, tr. 130).

Thứ hai, Bác trao đổi về cách tìm tài liệu, nói theo ngôn ngữ bây giờ gọi là cách săn tin. Bác đặt thành 5 điểm như sau:
1. Nghe: lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tư liệu mà viết.
2. Học hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.
3. Thấy: mình phải đi đến xem xét mà thấy.
4. Xem: xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài.
5. Ghi: những gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được để mà dùng mà viết. Có khi xem mấy bài báo mà chỉ được một tài liệu thôi. Tìm tài liệu cũng như công tác phải chịu khó.

Có khi xem tờ báo này có vấn đề, xem tờ báo khác có vấn đề khác, rồi góp 2, 3 vấn đề; 2, 3 con số làm thành một tài liệu mà viết. Muốn có tài liệu thì phải xem cho rộng.

Xem báo Trung Quốc, báo Liên Xô, báo Anh, báo Pháp... xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy. (Cách viết, Tlđd, tr.151). Nhìn vào những lời căn dặn của Bác, ta thấy Bác hình dung có hai loại tư liệu để viết: Loại tư liệu lấy từ đời sống thực tiễn và loại tư liệu lấy từ nguồn sách vở; trong đó loại tư liệu thứ nhất là quan trọng số một. Ta bắt gặp những lời của Bác toàn những điều tỉ mỉ kỹ lưỡng, cái kỹ lưỡng tỉ mỉ của một người từng trải và thành thạo nghề làm báo. Chính vì thế nó thiết thực, áp dụng được ngay, và thật bổ ích đối với những người cầm bút đương thời và đối với cả chúng ta hôm nay.

Thứ ba, Bác lưu ý có những tin, những tài liệu thuộc bí mật quốc gia thì phải biết giữ bí mật, không được cho kẻ địch biết. Đây không hẳn là vấn đề lập trường mà còn là tác phong làm việc của nhà báo nữa. Có khi anh luộm thuộm, thiếu thận trọng mà vô tình đưa những tin tức có lợi cho địch. Bác đã có những ví dụ rất cụ thể được xem như những bài học đắt giá và đau lòng về chuyện này (Xem trong Cách viết, Tlđd, tr.153).
Học tập Bác, các nhà báo chúng ta, trước hết là các nhà báo trẻ hãy ghi sâu những điều rất cụ thể, rất thiết thực mà Bác đã gợi mở cho mỗi nhà báo khi hành nghề.


PGS - TS Văn Giá
Nguồn: Người làm báo 10/2008 
 

Số lần đọc: 2733

Tin liên quan