• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trong đó có đoàn thanh niên cấp huyện là nhu cầu tất yếu để xây dựng, củng cố tổ chức đoàn vững mạnh, tinh gọn và hoạt động hiệu quả; góp phần đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò và quyền làm chủ của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của đoàn cấp huyện phải là công việc thường xuyên, đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức, mỗi cấp, phù hợp với đặc điểm địa phương, cơ sở; hoạt động đoàn phải chuyển mạnh về cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng tham gia các phong trào cách mạng. Theo đó, nội dung và phương thức hoạt động của đoàn cấp huyện cần đổi mới để thực sự là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của thanh niên, do thanh niên và vì thanh niên. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ trong phối hợp hành động giữa đoàn cấp huyện với mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn của các tầng lớp nhân dân, có nội dung, hình thức phong phú, đa dạng. Đồng thời, kiện toàn tổ chức bộ máy và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cấp huyện vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước; trong đó cần quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hành dân chủ.      

Thực trạng       

Về tổ chức bộ máy, hiện cả nước có 712/713 quận, huyện, thị, thành đoàn; trong đó có 49 quận đoàn, 545 huyện đoàn (1 huyện không có tổ chức đoàn là huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng), 51 thị đoàn, 67 thành đoàn thuộc tỉnh. Bộ máy cơ quan chuyên trách cấp huyện không chia thành các ban, đơn vị trực thuộc. Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân công cho các cán bộ chuyên trách.    

Đoàn cấp huyện được phân bổ từ 4 biên chế trở lên, đa số được giao từ 4 đến 5 biên chế, cá biệt có một số quận đoàn ở các thành phố lớn được giao từ 10 biên chế trở lên. (Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh). Hiện nay, biên chế cán bộ chuyên trách đoàn cấp huyện là 3.603 người. Về độ tuổi: 1.933 người có độ tuổi dưới 30 tuổi; 1.661 người có độ tuổi từ 30 đến 40; 9 người có độ tuổi từ 41 trở lên. Về trình độ chuyên môn: Sau đại học có 281 người, chiếm 7,8%; trình độ đại học, cao đẳng có 2.815 người, chiếm 78,1%; trình độ trung cấp có 231 người, chiếm 6,4%. Về trình độ lý luận chính trị: 2.495 người có trình độ từ sơ cấp lý luận chính trị trở lên, chiếm 69,2%, trong đó cao cấp, cử nhân có 240 người; trung cấp, sơ cấp có 2.255 người.   

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ đoàn cấp huyện đang từng bước được kiện toàn, trẻ hóa, có trình độ và năng động, sáng tạo hơn trong công tác. Đội ngũ cán bộ đoàn trong cả hệ thống thường xuyên được tăng cường, đáp ứng tốt yêu cầu công tác cán bộ trong thời kỳ mới. Sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể đối với công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi sâu sát và tập trung hơn, đặc biệt là việc chăm lo quyền lợi chính trị cho cán bộ đoàn; tạo động lực, điều kiện thuận lợi để cán bộ đoàn phát huy khả năng, sở trường, cống hiến để trưởng thành.       

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, cơ quan chuyên trách đoàn cấp huyện có những khó khăn nhất định. Cơ quan chuyên trách của đoàn cấp huyện được giao rất ít biên chế nhưng lại phải thực hiện khối lượng công việc lớn do đoàn cấp trên chỉ đạo. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ đoàn cấp huyện chưa được quan tâm, đào tạo đúng mức (7% vẫn chưa qua đào tạo về chuyên môn; 30% chưa được đào tạo về lý luận chính trị). Đội ngũ cán bộ đoàn cấp huyện đã qua đào tạo, bồi dưỡng cơ bản về công tác đoàn ngày càng ít, do tính đặc thù về lứa tuổi, những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác đoàn thường xuyên phải thay đổi, luân chuyển sang các công tác khác. Số cán bộ trẻ đã qua rèn luyện từ cơ sở được bổ sung còn ít và chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời kỳ mới, điều này làm hạn chế khả năng lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của cán bộ cấp huyện với cơ sở.  

Biên chế của huyện đoàn được giao chung biên chế của các cơ quan khối mặt trận và các đoàn thể. Do vậy, ở một số nơi, cơ quan huyện đoàn chỉ được bố trí từ 2 đến 3 biên chế. Với số lượng biên chế như vậy rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, cán bộ đoàn đang trong giai đoạn phải đào tạo, cập nhật kiến thức nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chức danh. Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc bố trí thời gian cho công việc. Một số nơi, cấp ủy nhìn nhận chưa đúng mức về vai trò, chức năng của tổ chức đoàn, khiến cán bộ đoàn phải thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức khác, điều đó ảnh hưởng đến việc chỉ đạo các công việc chuyên môn của đoàn.

Đoàn thanh niên cấp huyện thực hiện nhiều nội dung, biện pháp và hình thức giáo dục, tập hợp đoàn viên, thanh niên, thanh niên xung phong trong các phong trào cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể là triển khai nội dung, hình thức giáo dục thong qua các phương pháp chỉ đạo khác nhau, nhất là việc bồi dưỡng tập huấn lực lượng tuyên truyền viên, cán bộ đoàn làm công tác tuyên truyền giáo dục, về kỹ năng phương pháp truyền thông theo các chủ đề, đối tượng, các sự kiện chính trị - xã hội hoặc theo các ngày lễ lớn trong năm. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao trình độ giác ngộ lý tưởng, niềm tin cho đoàn viên, thanh niên, góp phần thực hiện lý tưởng, mục tiêu của Đảng. Giúp các tổ chức cơ sở đoàn xây dựng, củng cố và phát triển vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là nền tảng của đoàn, là nơi thực hiện chủ trương, nghị quyết của đoàn thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.    

Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện các chương trình hành động cách mạng, các phong trào thanh niên trên địa bàn huyện. Định hướng và chỉ đạo thống nhất giúp các đoàn cơ sở chủ động xây dựng nội dung, chương trình công tác, tổ chức các hoạt động phù hợp với từng đối tượng, sở thích và nghề nghiệp của thanh niên. Tham mưu tích cực cho cấp ủy đảng, phối hợp với các cơ quan, đơn vị nhằm giải quyết tốt các chế độ, chính sách, cơ chế phối hợp hành động, bảo đảm hài hòa các lợi ích để một mặt, có thể huy động được đoàn viên, thanh niên, mặt khác đảm bảo đáp ứng cả lợi ích vật chất, cả lợi ích tinh thần cho tuổi trẻ. Phối hợp xây dựng chương trình hoạt động hằng năm về công tác chăm sóc, giáo dục, giáo dục bảo vệ thiếu niên, nhi đồng. Với chức năng là người phụ trách đội, đoàn cấp huyện xây dựng đội ngũ cán bộ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh bao gồm các phụ trách đội trong trường học và các anh chị phụ trách thiếu nhi ngoài nhà trường, trên các địa bàn dân cư, ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp.  

Cơ quan chuyên trách đoàn cấp huyện đã có sự đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động của mình để đáp ứng được sự phát triển của đất nước, của xã hội, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của tuổi trẻ, đồng thời tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên. Tuy nhiên, phong trào thanh niên, hoạt động của đoàn thanh niên cấp huyện vẫn còn những hạn chế nhất định như: các phong trào do đoàn cấp huyện triển khai vẫn còn mang tính hình thức, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên; công tác giáo dục lý tưởng chưa được tiến hành thường xuyên, rộng khắp; một số cơ sở đoàn chưa thực sự chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch hoạt động phù hợp với địa phương, cơ sở.           
Và giải pháp 

Để đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cần thực hiện 3 giải pháp sau:

Thứ nhất, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn. Đảng định hướng cho đoàn hoạt động theo lý tưởng, đường lối của Đảng, phát huy tính độc lập, tự quản của đoàn; nhà nước cấp kinh phí cho đoàn hoạt động và tạo cơ chế để đoàn phản biện và tham gia xây dựng chính quyền. Đảng chỉ đạo quán triệt nhận thức đúng về chức năng, vị trí, vai trò của đoàn thanh niên trong hệ thống chính trị, từng bước thể chế hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng đoàn trong hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Nhà nước, chương trình hành động của các đoàn thể phối hợp với đoàn thanh niên chăm lo giáo dục thanh niên.  

Thứ hai, đổi mới tổ chức bộ máy và biên chế của đoàn cấp huyện theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đoàn cấp huyện, chú trọng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn cấp huyện, xóa tình trạng “trắng” tổ chức đoàn ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, tôn giáo, khắc phục tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả trong tổ chức hoạt động của cơ sở; kiên trì thành lập tổ chức đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. 

Đội ngũ cán bộ của đoàn cấp huyện, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải là những người có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi trong lĩnh vực của mình, có uy tín cao và khả năng thuyết phục vận động, tập hợp thanh thiếu nhi, vì vậy cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng phù hợp, chất lượng bảo đảm. Thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn cấp huyện cả về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn; chú trọng bồi dưỡng năng lực, trình độ hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn phải bám sát cơ sở, nắm vững tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đội ngũ cán bộ đoàn cấp mình, phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách, nhất là chế độ đãi ngộ, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện động viên đội ngũ cán bộ làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Khắc phục tình trạng  phân công cán bộ hạn chế về phẩm chất và năng lực, yếu kém trong hoạt động đoàn thể.

Thứ ba, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đoàn cấp huyện, nhất là việc phối hợp hoạt động với mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục giúp đoàn viên, thanh niên nhận thức sâu sắc vai trò, nhiệm vụ của thế hệ trẻ. Chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc, nâng cao nhận thức về pháp luật. Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thanh niên tình nguyện thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn với việc xây dựng cơ sở đoàn trong sạch, vững mạnh. 

Với tư cách là tổ chức chính trị xã hội, đoàn cấp huyện cần năng động trong mọi hoạt động, tự chỉnh đốn, tự đổi mới để đại diện được tiếng nói, quyền và lợi ích chính đáng của thế hệ trẻ, giảm thiểu bệnh hành chính, hình thức, tạo thêm kênh truyền dẫn nhu cầu, nguyện vọng, ý chí của đoàn viên, thanh niên vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.  

Là một trong những chủ thể chịu sự quản lý của pháp luật, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, do đó việc tăng cường đổi mới công tác phối hợp hoạt động có ý nghĩa quan trọng. Đoàn cấp huyện cần thực hiện tốt việc phối hợp với các hoạt động đa dạng, phong phú, sáng tạo để thu hút, tập hợp thanh niên gia; tích cực, chủ động tham gia xây dựng nhà nước vững mạnh; tăng cường giáo dục cho đoàn viên, thanh thiếu nhi ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; mọi hoạt động cần tuân thủ điều lệ Đoàn. Các cấp bộ đoàn cần tập trung bổ sung, hoàn chỉnh, xây dựng mới  các quy chế quy định phối hợp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi.      

Đổi mới tổ chức và hoạt động của đoàn cấp huyện là nhu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, qua đó đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò và quyền làm chủ của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao uy tín, vị thế, vai trò của đoàn cấp huyện trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

Theo xaydungdang.org.vn/ĐX
Số lần đọc: 12394

Tin liên quan