• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 11 năm 1980, Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ IV diễn ra tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Đại hội đã đánh giá cao những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc của thế hệ trẻ Việt Nam trong gần 20 năm qua. Nổi bật là hàng triệu đoàn viên, hội viên thanh niên đã hăng hái đi đầu tham gia các phong trào cách mạng của tuổi trẻ như “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, phong trào “Quyết thắng” làm nên bản anh hùng ca bất diệt, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc.

Đại hội đã đề ra mục tiêu phấn đấu cách mạng của Đoàn và phong trào thanh niên Việt Nam trong thời kì đổi mới là: “Phát huy mạnh mẽ vai trò chính trị của Đoàn, quyền làm chủ tập thể, vai trò xung kích và sáng tạo của tuổi trẻ, thực hiện thắng lợi ba cuộc cách mạng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quyết tâm học tập và rèn luyện để trưởng thành mau chóng trở thành lớp người mới, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc”.

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Đại hội đề ra ba mặt công tác chủ yếu sau:

1 – Nâng cao giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, quyết tâm học tập và rèn luyện trở thành lớp người mới, làm chủ tập thể XHCN phát triển toàn diện.
2 - Đẩy mạnh phong trào “Ba xung kích” thành cao trào thi đua, hành động cách mạng của tuổi trẻ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3 – Xây dựng Đoàn vững mạnh, nhanh chóng tổ chức, đoàn kết, tập hợp thế hệ trẻ thành lực lượng làm chủ tập thể.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã họp Hội nghị lần thứ 4 (tháng 5-1982), Hội nghị lần thứ 5 và đến tháng 1-1984, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (Khoá IV) đã bổ sung nội dung và đề ra 5 chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ cả nước trong thời gian tới là:

1 – Chương trình học tập, rèn luyện xây dựng con người mới XHCN.
2 – Chương trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất, lương thực và phát triển nông nghiệp toàn diện.
3 – Chương trình tuổi trẻ lao động, sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết việc làm cho thanh niên.
4 – Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
5 – Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận cải tạo XHCN và phân phối lưu thông.

Có thể nói các chương trình hành động cách mạng đã được các cấp Đoàn, Hội nhiệt liệt hưởng ứng do đó đã thu hút hàng triệu triệu đoàn viên, thanh niên, hội viên tham gia, tạo nên phong trào hành động cách mạng sôi nổi trong toàn Đoàn, toàn Hội góp phần phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra.

Với chương trình “Tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nông nghiệp” thanh niên nông thôn đã thể hiện vai trò nòng cốt trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp như thâm canh, tăng năng suất lao động. Đã có hàng triệu hội viên thanh niên nông thôn tham gia phong trào học và làm kĩ thuật, đã tổ chức được 2.700 tổ, ban khoa học trẻ với hai triệu kĩ thuật viên. Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có 5/6 huyện ngoại thành với 67/85 xã có ban khoa học trẻ. Thực hiện chủ trương của Đảng về cải tiến quản lí kinh tế, đoàn viên, hội viên và thanh niên đã hăng hái phấn khởi thực hiện khoán mới và thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong nông nghiệp, góp phần tăng diện tích sản xuất nông nghiệp, tăng sản lượng lương thực. Trong những năm 1981-1985, sản lượng lương thực hàng năm đều tăng 4,5%, bình quân đạt 17 triệu tấn/năm.

Vụ mùa năm 1983 có 5.537 đội bảo vệ thực vật thanh niên với 107.108 đoàn viên, hội viên và thanh niên tham gia, có 2.872 đội thuỷ lợi với 730.148 đoàn viên, hội viên và thanh niên bán thêm cho Nhà nước 16.584 tấn thóc. Như chi hội thanh niên ở xã Đại Phước (Quảng Nam - Đà Nẵng), các chi hội thanh niên ở đồng bằng sông Cửu Long đã đi đầu trong chương trình sản xuất lương thực do Đoàn phát động. Đáng chú ý là Hợp tác xã Đại Phước, điển hình cho việc tập hợp đoàn kết thanh niên, động viên họ tiến quân vào đồng ruộng, tăng năng suất cây trồng, do đó đã đạt chỉ tiêu 21 tấn thóc/ha/năm. Riêng đội sản xuất Nguyễn Văn Bá, nông trường Mỹ Lãm thuộc vùng nông nghiệp Hà Tiên – công trình thanh niên cộng sản, một vùng đất mới khai phá có rất nhiều khó khăn chỉ với 30 đoàn viên, thanh niên, năm 1983 đã nhập kho cho Nhà nước 335 tấn thóc. Còn ở Thái Nguyên, tổ chức Đoàn và Hội LHTN tỉnh đã chủ động tổ chức ra các hình thức như “Đội chuyên giống”, “Đội khoa học kỹ thuật”… Thông qua các hình thức đó, đoàn viên thanh niên đã thể hiện vai trò tiên phong của mình trong việc làm tăng năng suất cây trồng. Thanh niên tỉnh Gia Lai đã có sáng kiến Công trình lỗ khoan của thanh niên Liên đoàn địa chất thuỷ văn mang tên “30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”. Đặc biệt được sự chỉ đạo của Đoàn, Hội, thanh niên trong tỉnh đã lập 7 công trình “Phủ xanh đất trống, đồi trọc” và đã góp 40.000 ngày công cùng nhân dân trong tỉnh trồng 3.073 hécta rừng.

Trên lĩnh vực công nghiệp, thanh niên công nhân đã hăng hái thi đua lao động đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều. Phong trào học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề, thi thợ giỏi và mở hội tuổi trẻ sáng tạo đã được mở rộng ra nhiều ngành nghề, nhiều địa phương. Tiêu biểu như ở Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh trong các ngành như dệt, cơ khí, xây dựng…

Nét nổi bật là hình thức đảm nhận “công trình mang tên thanh niên” mở ra nhiều hoạt động hết sức sôi nổi. Tính đến năm 1985, đã có 10 công trình mang tên thanh niên có qui mô toàn quốc, trong đó có “Công trình thanh niên xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”; “công trình thanh niên xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại”; “công trình xây dựng thuỷ điện Trị An”. Ngày 10-12-1982, công trình thanh niên  xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là chính phủ quyết định đặt tên công trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là "công trình thanh niên cộng sản" và chính thức trao cho Đoàn và thế hệ trẻ nước ta nhiệm vụ đi đầu xây dựng một công trình vĩ đại nhất của đất nước. Đó là niềm vinh dự lớn lao của tuổi trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ tỉnh Hoà Bình nói riêng. Ngày 12-1-1983, đúng ngày ngăn sông Đà đợt 1, tuổi trẻ công trình thuỷ điện cùng đại diện Trung ương Đoàn, Trung ương Hội và 20 tỉnh, thành, thay mặt cho tuổi trẻ cả nước hân hoan đón nhận quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Từ đây dòng chữ “Bạn hãy tới công trình thanh niên cộng sản” bên bờ sông Đà trở thành biểu tượng nhắc nhở tuổi trẻ hãy xứng đáng với trách nhiệm và vinh dự lớn lao được Đảng và Nhà nước tin cậy trao cho.

Với tinh thần đó, tổ chức Đoàn và Hội đã động viên tất cả đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh Hoà Bình và một số tỉnh trên toàn quốc tham gia. Riêng tỉnh Hoà Bình, tổ chức Đoàn và Hội đã phát động phong trào “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh Đoàn, đoàn viên, hội viên, thanh niên và các em thiếu niên các trường học đã mở trại hè trên công trường, tổ chức làm đường, dọn vệ sinh, phụ giúp công nhân thu dọn mặt bằng thuận lợi cho tổ chức thi công. Tổ chức Đoàn và Hội còn mở hội thi thợ giỏi toàn tỉnh ngay trên công trường. Qua cuộc thi, đã thu hút được tất cả các cơ sở Đoàn, Hội tích cực tham gia. Cũng chính nhờ vậy, tổ chức Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên phát hiện được nhiều tài năng trẻ, đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm cho công tác tổ chức, động viên phong trào trên toàn công trường, góp phần đào tạo bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, giúp cho thanh niên đảm nhận nhiệm vụ mới trên công trường xây dựng. Trong quá trình xây dựng đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều sáng kiến đáng tự hào. Như sáng kiến của các em phường Phương Lâm (thị xã Hoà Bình) đã đề xuất phong trào “Em trồng một cây, nuôi một con gà vì dòng điện ngày mai” đã thành phong trào chung toàn tỉnh và cả nước. Các em đã tổ chức đi thăm và biếu tặng các anh chị công nhân hàng nghìn con gà, hàng chục tấn rau quả ngay từ những ngày đầu còn khó khăn, thiếu thốn. Cùng với phong trào của các em, tổ chức Đoàn, Hội đã vận động đoàn viên, thanh niên tự nguyện đóng góp hàng chục tấn thịt lợn, gà, hàng vạn tấn rau đậu, nhằm cải thiện bữa ăn cho anh chị em công nhân. Ngoài ra, các tổ chức Đoàn, Hội ở cơ sở đã cung cấp nhiều nhạc cụ, dụng cụ thể thao, nhiều phương tiện vui chơi giải trí… Các đội văn nghệ đã đến biểu diễn phục vụ cho công trình, góp phần động viên tinh thần làm việc của anh chị em công nhân.

ở tỉnh Quảng Ninh, phong trào chi viện cho Hoà Bình cũng đã phát triển rộng khắp, hỗ trợ công trình thế kỉ này. Tổ chức Đoàn và Hội Quảng Ninh đã gấp rút cử 24 tay lái xe Benla giỏi của vùng mỏ đến hỗ trợ, họ đã lập kỉ lục vượt chuyến an toàn, đạt 120% kế hoạch. Đã xuất hiện nhiều đoàn viên, hội viên, thanh niên có thành tích nổi bật như Lý Văn Hồng, lái xe của Xí nghiệp vận tải ô tô Cẩm Phả là người phá kỉ lục tăng chuyến của toàn công trường đạt 150% mức được giao trong ca. Anh cũng là người đạt số chuyến cao nhất trong số những lái xe tham gia chiến dịch lấp sông Đà đợt 1.

Cùng thời gian đó, do thiếu điện nghiêm trọng trong toàn quốc đặc biệt ngành công nghiệp nước nhà, nhà nước đã quyết định xây dựng nhà máy nhiệt điệt Phả Lại. Việc huy động một lực lượng lớn tham gia xây dựng công trình là vấn đề quan trọng nhất và cấp thiết nhất. Khẩu hiệu “Tất cả vì dòng điện thân yêu cho Tổ quốc” trở thành mệnh lệnh và lương tâm của mọi người. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ 2 (Khoá IV) và Nghị quyết liên tịch với Bộ Xây dựng đã chỉ rõ “Về việc động viên các lực lượng thanh niên cả nước tham gia xây dựng công trường”. Đó là sự thể hiện quyết tâm cao của Đoàn, Hội và toàn thể đoàn viên, thanh niên trong cả nước; đồng thời nhanh chóng động viên tất cả đoàn viên và thanh niên tham gia tích cực để công trình đạt được chất lượng và bảo đảm tiến độ thời gian.

Cũng xuất phát từ nhiệm vụ xây dựng kinh tế và nhu cầu của phong trào quần chúng thanh niên, ngày 28-2-1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định đặt tên công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại là "Công trình Thanh niên Cộng sản". Công trình được nằm trên địa bàn của tỉnh Quảng Ninh, nên Tổ chức Đoàn và Hội Quảng Ninh là một trong những tỉnh hỗ trợ tích cực nhất cho công trình to lớn này. Đoàn và Hội đã phát động một cách rộng rãi trong thanh niên toàn tỉnh phong trào “Chi viện cho công trình TNCS xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại”. Riêng Công ty xây dựng 18 đã có gần 1.000 thanh niên tham gia một cách tích cực, từ việc vận chuyển hàng hoá, phương tiện cho đến việc cử nhiều đội văn nghệ đến công trình để động viên anh chị em nhanh chóng hoàn thành nhiều hạng mục công trình. Với tinh thần đó, Quảng Ninh được ghi nhận là tỉnh có phong trào chi viện cho công trình TNCS xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại sớm nhất toàn quốc.

Sau 41 tháng kể từ ngày khởi công xây dựng, bằng sự lao động dũng cảm và sáng tạo của anh chị em công nhân, thanh niên Tổ máy số 1 đã được hoàn thành và đi vào hoạt động với chất lượng tốt. Sáu năm sau, 4 tổ máy tiếp theo đã hoạt động với công suất 440W, cung cấp trên 5 tỉ KWh điện cho Tổ quốc, đem lại hiệu quả to lớn đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Trải qua thực tiễn của cuộc sống trên công trường thanh niên cộng sản Phả Lại, các đoàn viên, hội viên, thanh niên đã được rèn luyện và trưởng thành. Đã có 878 đoàn viên được kết nạp vào Đảng, 574 đồng chí được công nhận là Chiến sĩ thi đua, 1 đồng chí được tuyên dương anh hùng lao động, 12 tập thể được nhận Huân chương lao động… và nhiều phần thưởng khác của Đảng và Nhà nước, của các ngành, các tổ chức quần chúng đã tặng để ghi nhận thành quả chung của công trường. Đó cũng là kết quả của quá trình liên tục khắc phục khó khăn, lao động sáng tạo của tuổi trẻ, tập thể cán bộ, của kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật. Đó cũng là sự kết hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn, Hội và các cấp, các ngành trong quá trình xây dựng công trình và cũng là xây dựng con người mới XHCN.

Bên cạnh các công trình thanh niên cộng sản có qui mô toàn quốc thì ở các cơ sở, các địa phương trên toàn quốc cũng đã phát triển nhiều hình thức này. Đến cuối năm 1983, trong 16 tỉnh, thành phố đã có hơn 11.000 công trình mang tên thanh niên cấp xí nghiệp. Nét mới của các công trình thanh niên giai đoạn này là đã hình thành được cơ chế quản lí thích hợp, đem lại hiệu quả cao. Tiêu biểu như ở tỉnh Quảng Ninh, đoàn viên thanh niên cũng đã đảm nhận hàng ngàn công trình có quy mô khác nhau, nhưng phần lớn đều đạt “5 được”: "được người" – thông qua công trình thanh niên đã góp phần giáo dục thanh niên trên nhiều mặt; "được việc" – tức là hoàn thành xuất sắc những công việc được đảm nhận; được tổ chức – thông qua hoạt động tại các công trình thanh niên tổ chức Đoàn, Hội được củng cố một bước; "được cán bộ" – góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội biết đi sâu vào chuyên môn, trước hết là có thêm kiến thức quản lý và "được cơ sở vật chất" bổ sung cho hoạt động của Đoàn, Hội.

Tóm lại, công trình thanh niên là một hình thức sinh động, hấp dẫn của tuổi trẻ trong lao động xây dựng quê hương, đất nước, là môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Hình thức này được mở rộng phát triển đến các cơ sở, có tác dụng giáo dục, rèn luyện, đoàn kết, tập hợp thanh niên để góp phần hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Thực hiện chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, phong trào thanh niên có bước phát triển mới về nội dung và hình thức phong phú. Hình thức hoạt động phối hợp 3 lực lượng: Thanh niên địa phương, thanh niên công an, thanh niên quân đội được mở rộng; hình thức kết nghĩa giữa tổ chức Đoàn, Hội, và thanh niên các lực lượng vũ trang được phát triển. Cả nước có 23.000 đội thanh niên xung kích an ninh. Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có trên 100.000 thanh niên tham gia các đội xung kích an ninh. ở Đồng Nai, lực lượng xung kích an ninh của thanh niên đã tham gia giải quyết 50 vụ việc tiêu cực. Các hoạt động sôi nổi trong các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; “Vì điểm tựa tiền tiêu của Tổ quốc” đã thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia.

Phong trào hành động cách mạng của thanh niên quân đội được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Đông đảo thanh niên đã hoan nghênh và hưởng ứng luật nghĩa vụ quân sự. Hội Liên hiệp Thanh niên ở các địa phương và Trung ương đã phối hợp với các cơ quan quân sự tổ chức cho thanh niên học tập, huấn luyện, sẵn sàng lên đường nhập ngũ khi Tổ quốc cần. Trên 95% cơ sở ở các tỉnh thành đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu toàn quân. Điển hình như Hà Nội, Trung ương Đoàn đã tặng cờ thi đua khá nhất cho Thành Đoàn Hà Nội trên mặt trận này.

Trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa và phân phối lưu thông, đoàn viên thanh niên và hội viên đã góp phần củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, lập lại trật tự trong lĩnh vực lưu thông phân phối. Tổ chức Đoàn và Hội đã tích cực tham gia củng cố thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, động viên đoàn viên, hội viên thực hiện nếp sống văn minh thương nghiệp, đăng kí xây dựng các quầy hàng, cửa hàng thanh niên, hợp tác xã mua bán, tổ phục vụ thanh niên.

Tháng 8-1983, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (Khoá IV) đã ra Nghị quyết về công tác tư tưởng của Đoàn nhằm đẩy mạnh việc giáo dục rèn luyện, xây dựng con người mới trong thanh niên. Được sự chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn, Hội, chương trình học tập, rèn luyện xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa được triển khai mạnh mẽ; nhiều cơ sở Đoàn, Hội đã tổ chức chương trình giáo dục lý luận cơ bản và tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng cho đoàn viên, hội viên và thanh niên. Thực hiện Chỉ thị 14 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 6 (Khoá IV) về nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đoàn, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã quyết định tổ chức và triển khai trong toàn quốc “Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng”. Đây là một phương thức giáo dục truyền thống cách mạng thông qua các hoạt động cụ thể, phong phú, thiết thực nhằm làm cho các tầng lớp thanh niên, thiếu niên nhận thức một cách sâu sắc về lịch sử đấu tranh hết sức oanh liệt của cha anh dước sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng niềm tự hào, lòng biết ơn của tuổi trẻ đối với các thế hệ cách mạng đi trước đã chiến đấu, hi sinh quên mình vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trước sự phát triển của phong trào thanh niên trong tình hình mới, cũng như để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (Khoá IV) giữa tháng 8-1982, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã họp bàn chuyên đề về công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên.

Hội nghị đã ra Chỉ thị số 11/TWĐTN “Về việc tăng cường

Số lần đọc: 1504

Tin liên quan