• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

 
I- Công tác bầu cử của Đoàn
 
1- Việc bỏ phiếu kín áp dụng trong các trường hợp:
 
- Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Bí thư thứ nhất và các Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).
- Bầu Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.
 
2- Bầu cử tại hội nghị Ban Chấp hành:
 
- Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn khoá cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khoá mới và chủ trì để bầu chủ toạ hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp thống nhất chỉ định một ủy viên Ban Chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để bầu chủ tọa hội nghị.
- Hội nghị Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ ban kiểm tra và Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.
- Ban Chấp hành có quyền quyết định số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư (các Bí thư đối với Trung ương Đoàn), Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra. Số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ không quá một phần ba (1/3) số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành. Số lượng Uỷ viên ủy ban kiểm tra không nhiều hơn số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ.
 
3- Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội Đoàn
 
- Bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội áp dụng đối với những trường hợp sau:
 
+ Chi đoàn xếp loại khá trở lên.
+ Đoàn cơ sở trong quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội được cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp thống nhất, tại đại hội được đại biểu đại hội nhất trí bầu trực tiếp Bí thư.
 
- Tiến hành bầu theo một trong các cách sau đây:
+ Đại hội bầu ra Ban Chấp hành, sau đó bầu Bí thư trong số các Uỷ viên Ban Chấp hành.
+ Đại hội bầu Bí thư, sau đó bầu số Uỷ viên Ban Chấp hành còn lại.
 
4- Phiếu bầu:
 
- Là phiếu do Đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C... Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".
Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.
 
- Phiếu bầu không hợp lệ là:
+ Phiếu không do Đại hội hoặc hội nghị phát hành.
+ Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.
+ Phiếu không bầu ai (trừ trường hợp danh sách bầu có 1 người).
+ Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội nghị thông qua.
+ Phiếu có ký hiệu riêng.
 
- Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ. 
 
5- Những trường hợp khác
 
- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.
- Nếu đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đoàn thì báo cáo với cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định, nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên thì báo cáo để Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định.
- Bầu đại biểu dự đại hội đại biểu Đoàn cấp trên phải bầu đại biểu dự khuyết. Số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội, hội nghị đại biểu quyết định. Không được lấy những người không được quá nửa số phiếu bầu trong danh sách bầu đại biểu chính thức làm đại biểu dự khuyết.   
 
II- Việc tổ chức Đại hội Đoàn các cấp
 
1- Về đại biểu đại hội.
 
a- Số lượng đại biểu:
Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét quyết định số lượng đại biểu phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
 
b- Thành phần đại biểu:
 
- Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể). Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội ở đơn vị nào là đại biểu chính thức của đoàn đại biểu đơn vị đó.
 
- Đại biểu do đại hội, hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên theo phân bổ số lượng của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số lượng đại biểu đại hội theo những căn cứ chủ yếu sau:
+ Số lượng đoàn viên.
+ Số lượng tổ chức trực thuộc cấp đó.
+ Tính đặc thù, những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...
 
- Đại biểu chỉ định: Chỉ chỉ định những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu. Không chỉ định những người đã bầu cử ở cấp dưới không trúng cử làm đại biểu của đại hội. Đại biểu được chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu đại hội.
Đại biểu chỉ định là thành viên của các đoàn đại biểu nơi đại biểu đó công tác.
 
- Khi đại biểu chính thức (trừ Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội) không đến đại hội được thì đại biểu dự khuyết thay, việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét, quyết định chỉ định bổ sung theo đề nghị của Ban Thường vụ Đoàn cấp dưới.
 
2- Về xây dựng ban Chấp hành mới:

 
a- Xây dựng Ban Chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định.
- Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
- Đảm bảo tính thiết thực.
- Đảm bảo tính kế thừa.
- Đảm bảo độ tuổi bình quân.
 
b- Cơ cấu Ban Chấp hành: Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp, đoàn viên tiêu biểu có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Coi trọng cán bộ trưởng thành từ phong trào thanh niên. Đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, thành phần dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội,...
Trong dự kiến cơ cấu Ban Chấp hành cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân công sau đại hội.
 
c- Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn các cấp:
 
- Chi đoàn:
+ Có dưới 9 đoàn viên: Có Bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 Phó Bí thư.
+ Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 3 đến 5 uỷ viên, trong đó có Bí thư và Phó Bí thư.
 
- Đoàn cơ sở: Ban Chấp hành có từ 5 đến 15 uỷ viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 9 uỷ viên thì có Bí thư và 01 Phó Bí thư; có từ 9 uỷ viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư, Phó Bí thư và các Uỷ viên thường vụ; trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến và  được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp Ban Chấp hành có thể bầu 2 Phó Bí thư.
- Đoàn cấp huyện: Ban Chấp hành có từ 15 đến 33 uỷ viên; Ban Thường vụ có từ 5 đến 11 uỷ viên. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và từ 1 đến 2 Phó Bí thư, trường hợp đặc biệt có thể nhiều hơn do Ban Chấp hành quyết định sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn cấp tỉnh: Ban Chấp hành có từ 21 đến 45 uỷ viên; Ban Thường vụ có từ 7 đến 15 uỷ viên và tối đa không quá 3 Phó Bí thư.
 
Thành đoàn Hà Nội, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn Thanh Hoá, Tỉnh đoàn Nghệ An được phép bầu tối đa là 55 uỷ viên Ban chấp hành, 17 uỷ viên Ban Thường vụ và tối đa không quá 4 Phó Bí thư .
 
3- Về kéo dài hoặc rút ngắn thời gian nhiệm kỳ Đại hội
- Khoản 2, điều 7 Điều lệ Đoàn quy định về nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cơ sở Phường được thực hiện như sau: Khi chỉ đạo Đại hội Đoàn cơ sở Phường, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Hội và TP Hồ Chí Minh xem xét và lập danh sách những đơn vị cần rút ngắn thời gian nhiệm kỳ Đại hội và đề nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định.
- Đối với tổ chức Đoàn mới thành lập: Ban Thường vụ (ở nơi không có Ban Thường vụ thì Ban Chấp hành) Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền quyết định điều chỉnh thời gian nhiệm kỳ Đại hội lần thứ nhất để phù hợp với thời gian nhiệm kỳ đại hội Đoàn cấp trên sau khi thống nhất với cấp uỷ cùng cấp (trừ những nơi không có tổ chức Đảng).
 
III - Về hội nghị đại biểu
 
1- Số lượng đại biểu:
Không nhiều hơn số lượng đại biểu của đại hội nhiệm kỳ. Việc phân bổ số lượng đại biểu của hội nghị đại biểu như căn cứ phân bổ số lượng đại biểu đại hội Đoàn.
 
2- Thành phần đại biểu của hội nghị đại biểu:
- Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).
Các đại biểu do Ban Chấp hành cấp dưới cử lên gồm:
+ Cán bộ chủ chốt của Ban Chấp hành cấp dưới.
+ Một số cán bộ Đoàn chuyên trách, không chuyên trách.
+ Đoàn viên tiêu biểu.
Danh sách đại biểu dự hội nghị đại biểu cấp trên do Ban Chấp hành cấp dưới thảo luận, thống nhất đề nghị; Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định chuẩn y và triệu tập.
 
IV- Cho rút tên, xoá tên, thôi giữ chức vụ và bổ sung uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ, phó bí thư, bí thư ban chấp hành đoàn các cấp
Việc này áp dụng với cả uỷ viên Uỷ ban kiểm tra và Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra các cấp tương đương.
 
1- Việc cho rút tên, xoá tên, thôi giữ chức vụ
Uỷ viên Ban Chấp hành chuyển khỏi công tác Đoàn hoặc đơn vị công tác thì rút tên khỏi Ban Chấp hành. Ban Thường vụ có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành quyết định trong kỳ họp gần nhất.
Đối với các chức danh Bí thư Đoàn các cấp trước khi cho rút tên khỏi danh sách Ban Chấp hành phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng (ở nơi có cấp uỷ Đảng) và Đoàn cấp trên trực tiếp.
Nếu rút tên hoặc xoá tên trong Ban Chấp hành thì không còn là Uỷ viên Ban Thường vụ và không còn giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư (nếu có). Nếu chỉ rút tên trong Ban Thường vụ thì không còn giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư (nếu có) nhưng vẫn còn là Uỷ viên Ban Chấp hành. Nếu chỉ thôi giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư thì vẫn còn là Uỷ viên Ban Thường vụ.
         
2- Việc bổ sung, kiện toàn
- Chỉ bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành, uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư khi khuyết các chức danh đó.
- Sau khi bầu bổ sung thì gửi văn bản đề nghị, biên bản bầu cử, biên bản họp Ban Chấp hành và lý lịch trích ngang của người được bầu lên Đoàn cấp trên xét quyết định công nhận trong thời hạn không quá 15 ngày.
 
a- Bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành từ cấp tỉnh trở xuống:
- Trong phạm vi hai phần ba (2/3) số uỷ viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định, thì hội nghị Ban Chấp hành bầu.
Việc bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành quá phạm vi hai phần ba (2/3) số uỷ viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định thì phải tổ chức hội nghị đại biểu để bầu cử.
 
- Đối với Đoàn cơ sở, trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu của công tác cán bộ, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp sau khi thống nhất với cấp uỷ cùng cấp có thể quyết định cho Đoàn cấp dưới bầu bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành với số lượng vượt quá hai phần ba (2/3) nhưng không quá số lượng uỷ viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Sau khi bầu bổ sung, Ban Thường vụ cấp quyết định phải báo cáo bằng văn bản lên Đoàn cấp trên trực tiếp.
 
b- Bổ sung uỷ viên Ban Thường vụ:
Ban Chấp hành bầu bổ sung uỷ viên Ban Thường vụ trong số các uỷ viên Ban Chấp hành.
 
c- Kiện toàn Bí thư, bổ sung Phó Bí thư
Ban Chấp hành bầu Bí thư, Phó Bí thư trong số các uỷ viên Ban Thường vụ. Trước khi tiến hành bầu phải được sự thống nhất của cấp uỷ cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp.
 
d- Bổ sung người chưa phải là uỷ viên Ban Chấp hành vào Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư của cấp đó: 
Ban Chấp hành tiến hành bầu bổ sung người đó vào Ban Chấp hành sau đó bầu vào Ban Thường vụ, bầu Bí thư, Phó Bí thư.
Trong cùng một cuộc họp, người vừa được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành chưa có quyền bầu cử tại cuộc họp đó.
         
e- Trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền:
- Chỉ định người vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ các chức danh theo đề nghị của Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới (nếu cấp uỷ cùng cấp thống nhất).
- Chỉ định tăng thêm số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cấp dưới nhưng phải đảm bảo số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cấp đó theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và không vượt quá 15% so với số lượng uỷ viên Ban Chấp hành đã được đại hội quyết định.
 
V- Chế độ sinh hoạt, tham gia hoạt động với cấp cơ sở của uỷ viên ban chấp hành đoàn các cấp
 
1- Đối với Uỷ viên Ban Chấp hành các cấp đang trong độ tuổi đoàn viên phải tham gia sinh hoạt theo đúng nhiệm vụ của người đoàn viên.
      
2- Đối với Uỷ viên Ban Chấp hành không trong độ tuổi đoàn viên:
- Uỷ viên Ban Chấp hành cấp nào thực hiện nhiệm vụ và chế độ sinh hoạt, hoạt động theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành cấp đó.
- Nếu một đồng chí tham gia Uỷ viên Ban Chấp hành của nhiều cấp thì thực hiện theo chế độ uỷ viên Ban Chấp hành cao nhất mà đồng chí đó tham gia.
         
3- Chế độ sinh hoạt, hoạt động với cấp cơ sở được kiểm điểm trong báo cáo kiểm điểm hàng năm của Uỷ viên Ban Chấp hành các cấp của Đoàn và là một trong các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Uỷ viên Ban Chấp hành.  
 
VI- Hội nghị của ban chấp hành chi đoàn và đoàn cơ sở ở những nơi đặc thù
 
Ban Chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi hoặc ở các đơn vị sản xuất kinh doanh mà đoàn viên phân tán (được Đoàn cấp trên trực tiếp xét chứng nhận) nếu không thể tiến hành họp một tháng một lần thì 3 tháng họp ít nhất một lần.
 
VII- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên trách cấp tỉnh và cấp huyện
Thực hiện theo hướng dẫn liên tịch giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
 
VIII- Tổ chức đoàn tương đương cấp huyện 
 
1- Điều kiện xét công nhận tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện:

- Có từ 1000 đoàn viên trở lên.
- Là đơn vị có nhiệm vụ chính trị quan trọng, có mối liên hệ với nhiều ngành, nhiều đơn vị trong công tác và sinh hoạt hoặc hoạt động ở nhiều lĩnh vực, địa bàn, tính chất công việc độc lập.
- Có cán bộ Đoàn chuyên trách (đối với trường hợp tương đương cấp huyện nhưng trực thuộc huyện, quận Đoàn thì có thể là cán bộ kiêm nhiệm).
- Có văn phòng làm việc và nguồn kinh phí hoạt động ổn định.
- Được cấp uỷ, chính quyền cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp xác nhận và đề nghị công nhận là tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện.
 
2- Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện
Tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện có hai loại như sau:
a- Loại 1: Đoàn tương đương cấp huyện trực thuộc Đoàn cấp tỉnh có đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy và con dấu như Đoàn cấp huyện.
b- Loại 2: Đoàn tương đương cấp huyện trực thuộc Đoàn cấp huyện, sử dụng con dấu theo quy cách con dấu của Đoàn cơ sở nhưng được giao một số nhiệm vụ, quyền hạn tương đương cấp huyện là:
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp dưới trong phạm vi quản lý như cấp huyện.
- Trích tỷ lệ Đoàn phí để lại cơ sở như quy định đối với Đoàn cấp huyện.
 
3- Thẩm quyền quyết định công nhận tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện:
- Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh căn cứ đề nghị của Ban Thường vụ huyện Đoàn (và tương đương), căn cứ các điều kiện đã quy định (tại mục 1) để xét ra quyết định công nhận tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện và báo cáo về Trung ương Đoàn.
- Tổ chức bộ máy của tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện do Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp uỷ cùng cấp quyết định.
- Nếu các tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện có sự thay đổi không còn đủ các điều kiện quy định thì Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh xem xét, quyết định lại cho phù hợp và báo cáo về Trung ương Đoàn.
 
IX- Chuyển giao và tiếp nhận tổ chức Đoàn
 
1- Các trường hợp chuyển giao và tiếp nhận tổ chức Đoàn:
- Việc chuyển giao và tiếp nhận một tổ chức Đoàn được tiến hành khi có sự thay đổi địa giới hành chính, cơ cấu tổ chức, cơ cấu ngành,v.v...
- Đơn vị có tổ chức Đoàn chuyển đến nơi mới không tiếp tục nằm trong sự quản lý lãnh đạo của địa phương hay cơ quan quản lý cũ.
- Trường hợp một bộ phận đoàn viên của tổ chức Đoàn ở quá xa trung tâm điều hành và quản lý gây nhiều khó khăn trong chỉ đạo và sinh hoạt Đoàn thì có thể chuyển giao bộ phận đó về sinh hoạt với tổ chức Đoàn theo khu vực hành chính nơi cơ quan, đơn vị đóng sau khi xin ý kiến của Đoàn cấp trên trực tiếp.
         
2- Cấp chuyển giao, tiếp nhận:
- Ban Thường vụ Đoàn cơ sở chuyển giao, tiếp nhận chi đoàn.
- Ban Thường vụ Đoàn cấp huyện chuyển giao, tiếp nhận Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở.
- Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh chuyển giao, tiếp nhận Đoàn cấp huyện.
        
3- Thủ tục chuyển giao và tiếp nhận:

- Công văn đề nghị của tổ chức Đoàn chuyển đi gửi Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp bộ Đoàn tiếp nhận.
- Công văn của cấp bộ Đoàn cấp trên trực tiếp có tổ chức Đoàn chuyển đi gửi cấp bộ Đoàn tiếp nhận.
- Danh sách Ban Chấp hành Đoàn, Uỷ Ban kiểm tra, cán bộ Đoàn chuyên trách (nếu có); bảng thống kê số lượng, chất lượng đoàn viên, đội ngũ cán bộ đoàn và tổ chức Đoàn của đơn vị chuyển đi.
- Quyết định của cấp bộ Đoàn có trách nhiệm tiếp nhận .
         
4- Nội dung chuyển giao và tiếp nhận:
- Tình hình tư tưởng của cán bộ, đoàn viên thanh niên.
- Công tác tổ chức, cán bộ.
- Những nhiệm vụ công tác đang tiến hành cần tiếp tục giải quyết.
- Các loại văn bản, sổ sách Đoàn vụ và tài chính, tài sản.
           
X- Chia tách, sáp nhập tổ chức Đoàn
 
1- Các trường hợp chia tách, sáp nhập tổ chức Đoàn
a- Chia tách tổ chức Đoàn trong các trường hợp:
Có sự chia tách đơn vị hành chính, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, v.v… thành các đơn vị ngang cấp (như chia tách một tỉnh, huyện, xã thành nhiều tỉnh, huyện, xã; chia tách một Bộ, Sở thành nhiều Bộ, Sở; v.v…) theo đó, tổ chức Đoàn thuộc các đơn vị này cũng chia tách thành hai hay nhiều tổ chức Đoàn ngang cấp.
 
b- Sáp nhập  tổ chức Đoàn trong các trường hợp:
Có sự sáp nhập đơn vị hành chính, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, v.v… thành đơn vị ngang cấp (như sáp nhập hai hay nhiều tỉnh, huyện, xã thành một tỉnh, huyện, xã; sáp nhập hai hay nhiều Bộ, Sở thành nhiều Bộ, Sở; v.v…) theo đó, tổ chức Đoàn thuộc các đơn vị này cũng sáp nhập thành một tổ chức Đoàn ngang cấp.
 
c- Việc chia tách, sáp nhập tổ chức Đoàn có thể diễn ra đồng thời trong trường hợp chia tách các bộ phận của hai hay nhiều đơn vị hành chính, cơ quan, doanh nghiệp, trường học v.v... để sáp nhập các bộ phận đó lại thành một đơn vị ngang cấp với đơn vị khi chưa chia tách (như tách một hay nhiều huyện của hai hay nhiều tỉnh để thành lập tỉnh mới) theo đó tổ chức Đoàn của những đơn vị này cũng được chia tách để sáp nhập thành một tổ chức Đoàn mới.
 
2- Thẩm quyền quyết định và thủ tục chia tách, sáp nhập tổ chức Đoàn
a- Chia tách:   
- Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực

Số lần đọc: 2893

Tin liên quan