• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Nhìn dáng vẻ xanh xao của cô gái, Bác hỏi ngay: “Cháu Châu yếu quá, trong tù chắc chúng nó đánh đập, tra tấn cháu dữ lắm phải không…?”. Cô gái khẽ gật đầu, hai dòng nước mắt trào ra…

Đó là lần đầu tiên trong đời cô gái Nguyễn Thị Châu (lúc đó đang công tác tại Trung ương cục miền Nam) được gặp Bác đúng sinh nhật lần thứ 79 của Bác (ngày 19-5-1969) tại phủ Chủ tịch.

“Tôi và chị Quyên (vợ anh Nguyễn Van Trỗi) vui mừng đến nỗi không cầm được nước mắt khi biết mình được gặp Bác. Bác đi thoăn thoắt, tóc bạc phơ như một ông tiên. Gặp Bác giống như gặp lại người ông, người cha trong gia đình chứ không xa lạ như một vị chủ tịch”, bà Châu (hiện nay đã 71 tuổi) xúc động kể lại.

Lúc mới hoạt động cách mạng, điều đầu tiên cô gái trẻ năn nỉ xin bằng được là một tấm ảnh của Bác để biết chân dung của vị Chủ tịch mà mọi người luôn tôn kính. Bị bắt trong phong trào HS-SV, rồi bị tra tấn đến chết đi sống lại nhưng cô vẫn không khuất phục, để cuối cùng được thả ra. Trong ngày đó cô gái gặp các chú bị đưa về từ Côn Đảo. Thấy cô gái, họ nhỏ nhẹ nhắn nhủ: “Cô còn trẻ mà hoạt động như thế thì thể nào cũng được gặp Bác. Gặp Bác, cô cho anh em chúng tôi gửi lời thưa với Bác rằng: anh em chúng tôi lúc nào cũng hướng về cách mạng, về Bác…”. Lúc đó, cô như được tiếp thêm sức mạnh vào con đường mình đã chọn.
 

âu chuyện về những lần gặp Bác, những bữa cơm thân tình của 40 năm trước như sống lại, bà Châu kể: “Bữa cơm đầu tiên Bác đãi hai chúng tôi, những thanh niên từ miền Nam ra, có một đĩa giò heo nhỏ, rau sống, cà pháo, cá chiên, tô canh… Bác bảo đó là bữa ăn rất thịnh soạn và nhắc với mọi người phải ăn cho hết. Bác gắp giò heo bỏ vô chén cho chúng tôi nhưng làm rớt xuống bàn, Bác liền bỏ vào chén của mình, gắp cái khác cho chúng tôi. Bác thật gần gũi và thân thương…”.

Bà Nguyễn Thị Châu (trái) cùng chị Quyên - vợ anh Trỗi - ở chiến khu - Ảnh: CTV

Nói đến đây bà Châu bỗng trầm ngâm: “Bác làm nhanh lắm và điệu bộ cũng rất dí dỏm để mọi người không để ý Bác đang yếu…”. Lục lại trí nhớ bà kể tiếp: “Trước khi vào gặp Bác, chú Vũ Kỳ bảo gặp Bác nên kể chuyện vui, không được làm Bác xúc động vì Bác đang yếu nên tôi kể chuyện đồng bào cất giữ hình của Bác, mở đài để nghe được giọng của Bác chúc tết… Nghe xong Bac cười, nhưng nước mắt chảy dài…”.

“Bác lúc nào cũng quan tâm đến người khác - bà Châu nhớ lại - Lần đó tôi có tên trong danh sách những người đi công tác “đền ơn đáp nghĩa thế giới” nhưng cuối cùng phải ở lại vì còn yếu. Bác gọi tôi đến và bảo: cháu còn yếu nên ở nhà nghỉ dưỡng. Xuống đấy cháu nhớ bảo bác bếp trưởng cháu ở miền Nam ra công tác. Thích ăn món gì bảo bác ấy nấu ăn cho hợp khẩu vị”…

Khoảng giữa tháng 8-1969, sau chuyen nghỉ dưỡng bà lại được Bác gọi vào thăm vì sợ “cháu nó buồn”. “Bác ngồi trên ghế mây, quấn khăn ở cổ, ho từng cơn nhưng thấy tôi thì Bác bảo ngay: “Đâu, lấy cân cân thử cho Bác xem đã lên được mấy ký rồi”. Bác đang yếu như thế mà lúc nào cũng yêu thương, quan tâm đến mọi người”, bà nghẹn lời.

Bà vận động thành lập quỹ trẻ em, tổ chức ngày hội trung thu, hội chợ tết đến các em nhỏ nghèo, mồ côi, tuyên truyền “Quyền trẻ em”, đi bộ gây quỹ... Đến nay tuổi đã cao nhưng bà cũng không thôi việc “vác tù và hàng tổng”, tham gia hội họp ở địa phương, sinh hoạt dưới cờ tại các trường trung học, làm từ thiện… “Từ những lần gặp Bác, tôi đã tự đặt cho mình sống phải trách nhiệm, làm việc gì cũng phải tới nơi tới chốn, tính toán cho lợi ích chung của tập thể, không được “đem con bỏ chợ”. Làm việc luôn gắn liền với chuyên cần, phải có lòng thương yêu” - bà Châu (ảnh) tâm sự.

 ANH THẢO
 


 

Số lần đọc: 2524

Tin liên quan