• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
Tỉnh Kiên Giang hiện có khoảng 150.000 thanh niên và hơn 68.000 đoàn viên, chiếm khoảng 15% dân số toàn tỉnh, là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, để xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển trên các lĩnh vực của thanh niên không những có liên quan đến vận mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, “giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Hồ Chủ tịch là nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại, nhất là trong tình hình hiện nay. Trong đó, giáo dục pháp luật, trang bị kiến thức pháp luật cho thanh niên là nhiệm vụ không thể thiếu trong bối cảnh hiện tại.

Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật trong đoàn viên thanh niên, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh (nay là Ban Thanh niên Công an tỉnh) đã đăng ký mô hình dân vận khéo giai đoạn 2021-2025 do đồng chí Trung uý Nguyễn Minh Trạng - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh làm chủ thể, chủ trì tham mưu, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành, các huyện, thành đoàn, các trường học trên địa bàn toàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đoàn viên thanh niên thông qua nhiều hình thức như: Tuyên truyền miệng trực tiếp bằng những hình ảnh minh hoạt sinh động, video clip, phát những tài liệu tại buổi tuyên truyền và tận nhà của quần chúng nhân dân trên địa bàn dân cư, tổ chức loa phát thanh, các buổi Mittinh, diễu hành, các buổi tọa đàm, hội thi, diễn đàn, các buổi trải nghiệm thực tế, các hoạt động khác thu hút nhiều ĐVTN. Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, đã tổ chức được 01 Hội thi tuyên truyền pháp luật về ma túy trong sinh viên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; 05 vòng thi cụm Hội thi “Chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn”; 01 Cuộc Mittinh, diễu hành nhân ngày toàn dân phòng chống má túy 26/6. Tổ chức được 1.155 cuộc có 75.294 lượt người tham dự phát hơn 67.460 tờ rơi tuyên truyền luật về trật tự an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và 10.000 quạt in nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên và bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tại các điểm tiếp dân tổ chức 1.145 lượt chiếu phim, video clip tuyên truyền pháp luật với hơn 51.000 lượt người xem, nghe.

Gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2012 - 2015, tầm nhìn đến năm 2023. Ban Thanh niên Công an tỉnh đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền trong đoàn viên thanh niên Công an toàn tỉnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thông tin đến gần hơn với nhân dân đặc biệt là với thanh thiếu niên trên không gian mạng việc hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng VNEID. Xây dựng mô hình "Tuổi trẻ Công an Kiên Giang xung kích thực hiện đề án số 06 của Chính phủ" kết quả đã tổ chức hướng dẫn tải cài đặt ứng dụng VNeID và đăng ký tài khoản định danh điện tử cho hơn 15.000 lượt học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, phát hơn 15.000 tờ rơi tuyên truyền; Triển khai phong trào "Tuổi trẻ Công an Kiên Giang dành ngày cuối tuần làm Công an xã, xung kích thực hiện Đề án 06" thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia và sự đồng tình ủng hộ của lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương; Thực hiện sáng tạo in mẫu "Thẻ ghi thông tin định danh" cho nhân dân tự ghi lại mã code, mất khẩu... để dễ lưu trữ, sử dụng, kết quả đã hỗ trợ phát hơn 10.000 thẻ; đăng hàng trăm bài viết tuyên truyền về đề án 06 của Chính phủ, tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt định danh điện tử, đăng ký tài khoản dịch vụ công quốc gia, luật thanh niên, luật an ninh mạng, các bài viết phản bác luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch..... Hàng quý căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ công tác, Công an tỉnh đã kịp thời củng cố đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng và chất lượng có khả năng triển khai tuyên truyền, tập hợp lực lượng thanh niên.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ thanh niên yếu thế, thanh niên tái hòa nhập cộng đồng, đã tham mưu chỉ đạo cơ sở Đoàn Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với lực lượng Công an cơ sở và tổ chức đoàn ở địa phương rà soát, nắm danh sách số thanh niên chậm tiến tại địa phương, mỗi cơ sở đoàn Công an các đơn vị, địa phương lựa chọn 01 thanh niên chậm tiến để hỗ trợ, giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục, coi đây là tiêu chí thi đua trong việc đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đoàn. Đã có 29 thanh niên chậm tiến được giáo dục, cảm hóa, tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm với thu nhập ổn định từ 3,5 – 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều thanh niên bước đầu có những đóng góp với địa phương: tham gia đoạt động thể dục thể thao có thành tích, hỗ trợ ngày công lao động cho các công tác xã hội… cũng thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của ĐVTN nhất là những ĐVTN có biểu hiện lệch lạc, góp phần ngăn ngừa tội phạm trong lứa tuổi thanh niên.

Tuy nhiên, Mặt trái của cơ chế thị trường, sự phát triển nhanh của công nghệ số, mạng xã hội dẫn đến việc những tin xấu lan nhanh, khó kiểm soát, nếu không có biện pháp chủ động trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dẫn đến nhận thức lệch lạc, một số thanh niên chậm tiến đã cảm hóa nhưng vẫn còn tái phạm; việc làm cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng còn ít dẫn đến tình trạng thanh niên sau cảm hóa phải đi làm ăn ở các địa phương xa như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… dẫn đến khó khăn cho công tác cảm hóa, giúp đỡ, quản lý. Mặt khác, xã hội vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử với thanh niên vi phạm; sự tự ti, mặc cảm của thanh niên vi phạm vẫn còn xuất hiện. Ngoài ra, công tác phối hợp với địa phương từng lúc, từng nơi còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.

Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên và cảm hóa, giáo dục thanh niên chậm tiến tại địa bàn dân cư trong thời gian tới cần làm tốt một số nhiệm vụ sau đây:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đối tượng thanh thiếu niên gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị địa phương nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức từ cấp ủy, chính quyền, đoàn thể coi đây là một trong những nội dung cơ bản, có ý nghĩa quyết định trong việc chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đoàn viên, thanh niên và nhân dân. Gắn tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật với các hoạt động an sinh xã hội, các hoạt động tình nguyện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để tạo sức lan tỏa tích cực và nâng cao kiến thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân.

Hai là, Nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tuyên truyền. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng Báo cáo viên, tuyên truyền viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kịp thời nắm bắt tình hình, đặc biệt là những điều dư luận xã hội quan tâm.

Ba là, thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định đối tượng tuyên truyền cụ thể, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, kết hợp nhiều loại hình tuyên truyền: Sân khấu hóa, tuyên truyền bằng video clip, hình ảnh trực quan sinh động, tổ chức các cuộc thi, sân chơi pháp luật, thành lập tổ nắm bắt dư luận xã hội, kịp thời có những thông tinh phản bác những luận điệu sai trái, định hướng kịp thời trên mạng xã hội. Khai thác tối đa các tiện ích mạng xã hội để lan tỏa những thông điệp tích cực, thông qua các vấn đề nóng thu hút đông đảo sự quan tâm của quần chúng để lồng ghép những quy định của pháp luật về vấn đề có liên quan, qua đó giúp người dân nắm và nâng cao hiểu biết về vấn đề đó. Các cơ quan làm việc trực tiếp với nhân dân như: Nơi làm căn cước công dân, đăng ký xe, hộ chiếu,... bố trí Tivi để chiếu các clip tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền đề án 06 của Chính phủ...

Bốn là, tăng cường phối hợp với các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện về việc làm, thu nhập, tạo những sân chơi lành mạnh cho đối tượng là thanh niên chậm tiến, tạo điều kiện hòa nhập, sống vươn lên trong xã hội. Thường xuyên tổ chức các cuộc diễn đàn, tọa đàm thanh niên tiến bộ, hoàn lương ở cơ sở để nhân dân tại địa phương lắng nghe được những chia sẻ, những nỗi niềm của những người đã trót lầm lỡ và phải chịu hậu quả trước pháp luật qua đó tạo sự răn đe cũng như nâng cao hiểu biết cho người dân về quy định cũng như tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời tạo sự đồng cảm, chia sẻ hơn đối với các thanh niên hoàn lương góp phần giúp họ tái hòa nhập cộng đồng./.

 

 

Minh Trạng
Số lần đọc: 1580

Tin liên quan