TNV - Một trong những yếu tố cơ bản trong việc xây dựng Đoàn vững mạnh là xây dựng đội ngũ Bí thư đoàn cơ sở tài năng, chuyên nghiệp. Đó là lý do mà nhiều năm lại đây, Tỉnh đoàn Kiên Giang đã nỗ lực phối hợp cùng các cấp, các ngành chọn lựa, khích lệ, bồi dưỡng đội ngũ Bí thư đoàn cấp xã, phường hiệu quả. Nhờ có giải pháp trong việc nâng cao chất lượng Bí thư đoàn cấp xã mà các phong trào hoạt động Đoàn của Kiên Giang ngày càng thiết thực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới đặt ra.
Để bạn đọc có cái nhìn tổng thể về giải pháp xây dựng đội ngũ Bí thư đoàn cấp xã, Tạp chí Thanh niên đã có buổi trao đổi với đồng chí Lại Chí Nguyện – Trưởng Ban Phong trào, Tỉnh đoàn Kiên Giang - Anh cũng là tác giả của công trình sáng kiến “Nâng cao chất lượng Bí thư Đoàn cấp xã ở Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay”.
PV: Thưa anh! Được biết anh là người rất tâm đắc với vấn đề xây dựng Đoàn vững mạnh, trong đó có việc chọn lựa và bồi dưỡng Bí thư Đoàn cấp xã, vậy mong anh chia sẻ những việc làm cụ thể của cá nhân anh và Tỉnh đoàn Kiên Giang trong vấn đề này? Anh Lại Chí Nguyện: Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hàng năm Ban Thường tỉnh Đoàn Kiên Giang cũng đã cụ thể hóa những nội dung chương trình công tác của Trung ương đoàn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; đồng thời triển khai sâu rộng trong toàn hệ thống của đoàn từ tỉnh đến cơ sở. Như chúng ta đã biết công tác cán bộ đoàn luôn được các cấp bộ đoàn và cấp ủy đặc biệt quan tâm xem công tác cán bộ là cái gốc của mọi việc. Thực hiện theo đề án bồi dưỡng cán bộ đoàn, hội, đội giai đoạn 2018 – 2022 và đề án bồi dưỡng các bộ đoàn TNCS HCM giai đoạn 2023 – 2027. Trong thời gian qua BTV Tỉnh đoàn đã cụ thể hóa đề án và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ đoàn trong cả giai đoạn và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các lớp bồi dưỡng hàng năm, hàng năm cấp tỉnh tổ chức 04 lớp bồi dưỡng cho các cán bộ đoàn, hội, đội chủ chốt cấp xã, cấp huyện mỗi đơn vị 01 lớp bồi dưỡng cho cơ sở ngoài ra các cán bộ đoàn, hội, đội được bồi dưỡng tập huấn và được cử tham gia tập huấn các lớp do TW đoàn tổ chức, qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ đoàn các cấp có cơ hội giao lưu học tập, rèn luyện, cập nhật những kiến thức mới để từ đó áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở được tốt hơn. PV: Để xây dựng các nguyên lý về xây dựng Đoàn vững mạnh, anh và đồng nghiệp đã lấy nền tảng tư tưởng, lý luận nào để triển khai, áp dựng vào thực tế? Anh Lại Chí Nguyện: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, do thanh niên và vì thanh niên. Tổ chức đoàn có chức năng giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, giúp đỡ thanh niên trở thành những công dân có ích cho xã hội. thời gian qua, công tác xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Kiên Giang và các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm. Nhận thức rõ vai trò cũng như tầm quan trọng đặc biệt của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tập trung xây dựng tổ chức vững mạnh; đồng thời chú trọng công tác giáo dục rèn luyện, bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng viên trong đoàn viên, thanh niên. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm trẻ hóa đội ngũ đảng viên, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng. Quan điểm của đảng là xây dựng đoàn là xây dựng đảng trước một bước có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện sự quan tâm của cấp ủy đảng trong công tác bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ trẻ. Lấy chủ nghĩa Mac Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động để xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ đoàn trong tỉnh chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Nội dung, phương thức giáo dục được triển khai đồng bộ, đổi mới theo hướng chất lượng, hiệu quả hơn. Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030 được xác định là nội dung xuyên suốt, nhiệm vụ căn bản, bao trùm trong công tác giáo dục của Đoàn. PV: Anh cho biết những giải pháp (kinh nghiệm) cơ bản và mô hình đã đạt được trong thời gian vừa qua của Kiên Giang trong việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Bí thư Đoàn cấp xã? Anh Lại Chí Nguyện: Khái quát về đội ngũ Bí thư Đoàn cấp xã của tỉnh Kiên Giang: Kiên Giang có 144 Bí thư Đoàn cấp xã đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn đều có bí thư đoàn. Tuy nhiên, tuổi đời của Bí thư Đoàn cấp xã của tỉnh nhìn chung vẫn còn cao. Đặc biệt là có 10 Bí thư Đoàn cấp xã sinh năm 1988 tức là đã tròn 35 tuổi, chiếm 6,9%, có 3 người đã quá tuổi Bí thư Đoàn cấp xã, chiếm 2%. Nghĩa là có 69,04% Bí thư Đoàn cấp xã của tỉnh Kiên Giang trong độ tuổi từ 31-34 tuổi, trong đó cũng có nhiều người đã ở tuổi 34. Số lượng Bí thư Đoàn cấp xã của tỉnh Kiên Giang là nữ là 50 người, chiếm 34,5% tổng số Bí thư Đoàn cấp xã. Bí thư Đoàn cấp xã là người Khmer có 6 người, chiếm 4,1% tổng số Bí thư Đoàn cấp xã. Từ mong muốn xây dựng đội ngũ Bí thư đoàn xã/ phường chuyên nghiệp, chúng tôi có một số kinh nghiệm như sau: Thứ nhất: Kiên Giang nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Bí thư Đoàn cấp xã trong sự nghiệp cách mạng nói chung, phong trào thanh niên nói riêng Thứ hai: Kiên Giang hoàn thiện công tác cán bộ đối với bí thư đoàn cấp xã ở tỉnh Kiên Giang, trong đó: Đẩy mạnhCông tác phát hiện, tạo nguồn bí thư đoàn cấp xã; Công tác quy hoạch bí thư đoàn cấp xã; Công tác tác đào tạo, bồi dưỡng Bí thư Đoàn cấp xã; Công tác đánh giá, bố trì, luân chuyển bí thư đoàn cấp xã; Chế độ chính sách đối với Bí thư đoàn câp xã. Thứ ba: Chúng tôi khích lệ ý thức tự rèn luyện của đội ngũ Bí thư Đoàn cấp xã
PV: Theo anh, vấn đề khó nhất trong việc nâng cao chất lượng Bí thư Đoàn cấp xã hiện nay là gì? Anh Lại Chí Nguyện: Theo tôi, không chỉ ở Kiên Giang mà những vấn đề chung rất nhiều địa phương đang gặp phải những hạn chế, trong đó: Vấn đề thứ nhất: Về phẩm chất chính trị, tư tưởng Một số Bí thư Đoàn cấp xã chưa thực sự nắm vững, sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Đoàn cấp trên điều này đã ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên cũng như triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch của cấp ủy cùng cấp và cấp đoàn cấp trên. Một số Bí thư Đoàn cấp xã chưa nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng nảy sinh trong đoàn viên thanh niên nên chưa có những biện pháp chủ động để tháo gỡ những vướng mắc đó. Một số đoàn viên thanh niên có những biểu hiện mơ hồ, dao động, bị tác động bởi những tư tưởng sai trái nhưng một số Bí thư Đoàn cấp xã chưa có kiến thức sâu sắc để tuyên truyền, vận động có sức thuyết phục cho đoàn viên, thanh niên. Một số chưa tích cực đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong đoàn viên, thanh niên, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh. Vấn đề thứ hai: Về Phẩm chất đạo đức, lối sống Vẫn còn một số ít Bí thư Đoàn cấp xã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu nhiệt huyết trong công việc nên nhiều nội dung đề ra không đạt được tiến độ thời gian. Một số chưa thực sự trở thành tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, về công tác nên uy tín đối với đoàn viên chưa cao. Một số còn có biểu hiện bị chi phối bởi quan hệ họ hàng, cục bộ, địa phương trong công việc mà chưa thực sự chí công vô tư. Nhiều sự việc xảy ra ở cơ sở mà không giải quyết, đùn đẩy lẫn nhau hoặc lên cấp trên làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, thanh niên. Ý thức tổ chức kỷ luật của một số Bí thư Đoàn cấp xã chưa cao, chưa thực sự nghiêm túc trong thực hiện nội quy, quy chế dẫn đến sự tùy tiện trong giải quyết công việc. Một số vẫn có những biểu hiện quan liêu, hách dịch chưa thực sự gắn bó, hòa đồng với đoàn viên thanh niên. Vấn đề thứ ba: Về Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị Theo Quyết định 289-QĐ/TW thì 100% Bí thư Đoàn cấp xã phải đạt chuẩn về chuyên môn, về lý luận chính trị. Tuy nhiên của tỉnh Kiên Giang so với quy định mới thì chưa đảm bảo, vẫn có Bí thư Đoàn cấp xã trình độ chuyên môn là trung cấp, cao đẳng và trình độ lý luận chính trị là sơ cấp. Mặc dù đều có bằng đại học nhưng có những Bí thư Đoàn cấp xã trưởng thành từ thực tiễn, sau đó mới đi học theo hệ vừa học vừa làm nên cũng ảnh hưởng nhất định đến kiến thức thu nhận được do cùng một lúc phải thực hiện nhiều công việc, chưa thực sự chuyên tâm. Mặc dù các Bí thư Đoàn cấp xã được đào tạo lý luận chính trị ở các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp nhưng khả năng vận dụng lý luận chính trị vào thực tiễn còn hạn chế. Một bộ phận Bí thư Đoàn cấp xã còn thiếu thế giới quan, phương pháp luận trong đánh giá, giải quyết công việc. Một số còn máy móc, thiếu linh hoạt trong vận dụng nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, còn thiếu quan điểm lịch sử, cụ thể nên chưa có những cách làm hay sáng tạo để mang lại hiệu quả công việc một cách tốt nhất. Vẫn còn tình trạng ngồi chờ, ỷ lại, trên chỉ đạo gì thì dưới thực hiện y như thế mà không phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn, công tác thanh niên. Vấn đề thứ năm: Về Các kỹ năng cần thiết của Bí thư Đoàn cấp xã Đa số Bí thư Đoàn cấp xã đều chưa được đào tạo thanh vận với các kỹ năng về công tác đoàn nên cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ. Đa số Bí thư Đoàn cấp xã của tỉnh Kiên Giang tự học hỏi qua sách báo, qua người khác, qua kinh nghiệm thực tế. Điều này thể hiện ở chỗ chỉ có 2 Bí thư Đoàn cấp xã học về thanh vận ở trình độ trung cấp, còn lại là ở các chuyên ngành khác nhau. Kỹ năng thuyết trình, nói trước đám đông của một số bí thư còn hạn chế phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động. Kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình còn có những bất cập, hạn chế. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào Đoàn ở cơ sở. Vấn thứ sáu: Về Kết quả thực hiện công việc Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận trong đoàn viên thanh niên chưa kịp thời. Công tác giáo dục của Đoàn chưa được thường xuyên. Mặc dù đã đa dạng hóa về các phương tiện hình thức nhưng nội dung còn xơ cứng, chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được đoàn viên, thanh niên. Đôi khi chưa cập nhật được những vấn đề mới nhất là những vấn đề mà thanh niên đang quan tâm. Số lượng đoàn viên thanh niên tiếp thu, học tập chưa nhiều. Hình thức giáo dục của nhiều đồng chí Bí thư Đoàn tuy có đổi mới nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt nhận thức của đoàn viên thanh niên. Một số Bí thư Đoàn cấp xã, tuyên truyền viên của Đoàn còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền và nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên chưa kịp thời. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" chưa có nhiều mô hình tiêu biểu, tiên tiến để nhân rộng. Đôi khi mới dừng lại ở việc học tập mà chưa có những đánh giá sâu sát cụ thể về vấn đề làm theo trong thực tế của đoàn viên, thanh niên. Vai trò của Bí thư Đoàn trong việc sơ kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng những phong trào, mô hình mới còn chậm. Các đội hình thanh niên tình nguyện tổ chức chưa thường xuyên, chỉ dừng lại ở các đợt cao điểm. Các phong trào chưa thực sự đổi mới, lặp lại qua các năm cũng chưa thực sự thu hút được thanh niên tích cực tham gia. Chất lượng một số công trình, phần việc của thanh niên hiệu quả chưa cao. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xây dựng các câu lạc bộ, đội, nhóm nghề nghiệp trong thanh niên chưa nhiều, một số lớp nghề không phát huy được hiệu quả. Vai trò của Bí thư Đoàn ở một số xã trong xây dựng các câu lạc bộ, Chi hội nghề nghiệp trong thanh niên chưa nổi bật; công tác tư vấn giới thiệu việc làm có mặt chưa đạt yêu cầu, số lượng đoàn viên thanh niên đăng ký tham gia lao động sau tư vấn còn đạt thấp, việc vận động xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao chưa đáp ứng yêu cầu. Các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên còn ít và chậm được nhân rộng, chưa có nhiều ý tưởng, đề án khởi nghiệp trong thanh niên. Phần lớn các mô hình khởi nghiệp của thanh niên có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh đơn lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế còn thấp; trình độ quản lý, điều hành còn hạn chế. Tâm lý chung của thanh niên là tìm cho mình việc làm ổn định nên chưa có nhiều bạn trẻ tư duy và quyết tâm khởi nghiệp, xây dựng mô hình kinh tế của bản thân. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội còn nhiều hạn chế về kiến thức, trình độ, kỹ năng hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Vai trò của Bí thư Đoàn trong việc xây dựng đội, nhóm thiếu nhi và chất lượng hoạt động ở địa bàn dân cư cũng như tổ chức sinh hoạt hè cho các em ở nhiều địa phương còn nhiều hạn chế; các hoạt động phong trào công tác Đội chưa được quan tâm tổ chức một cách thường xuyên, nhất là trong dịp lễ, tết. PV: Vấn đề đặt ra với công tác Đoàn là cần phải đáp ứng yêu cầu của thời điểm hiện tại khi mà cuộc cách mạng Công nghệ đang thay đổi thế giới từng ngày từng giờ, vậy anh có đề xuất gì để giải pháp nâng cao chất lượng Bí thư đoàn trong toàn quốc được hiệu quả? Anh Lại Chí Nguyện: Trong xu thế hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão tác động rất nhiều đến hoạt động Đoàn và tâm tư tình cảm, nhu cầu của đoàn viên thanh niên nên có rất nhiều mong muốn để xây dựng đội ngũ Bí thư đoàn cấp cơ sở. Tuy nhiên, tôi nghĩ về cơ bản cần có những giải pháp sau đây: Cần có sự đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ Bí thư đoàn cấp xã, phường theo hướng: Định hướng tư tưởng chính trị, bồi dưỡng kỹ năng công tác đoàn và kỹ năng công tác quản lý, tạo mạng lưới kết nối chung cho các Bí thư Đoàn về thông tin mới/ định hướng hoạt động/ mô hình hiệu quả/ chia sẻ kinh nghiệm/ giao lưu định kỳ… Từ Trung ương đến các cấp bộ đoàn có đề án xây dựng đội ngũ Bí thư đoàn cấp xã/ phường, trong đó tập trung vào các vấn đề: - Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Bí thư Đoàn cấp xã trong sự nghiệp cách mạng nói chung, phong trào thanh niên nói riêng - Hoàn thiện công tác cán bộ đối với Bí thư Đoàn cấp xã hiện nay - Công tác phát hiện, tạo nguồn Bí thư Đoàn cấp xã - Công tác quy hoạch Bí thư Đoàn cấp xã - Công tác tác đào tạo, bồi dưỡng Bí thư Đoàn cấp xã - Công tác đánh giá, bố trí, luân chuyển Bí thư Đoàn cấp xã - Chế độ chính sách đối với Bí thư Đoàn cấp xã - Nâng cao ý thức tự rèn luyện của đội ngũ Bí thư Đoàn cấp xã PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Lại Chí Nguyện – Trưởng Ban Phong trào Tỉnh đoàn Kiên Giang. Chúc đồng chí và Tỉnh đoàn Kiên Giang gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong năm Thanh niên Tình nguyện 2024!
Nguồn: thanhnienviet.vn
Số lần đọc: 1606
|
Tin liên quan
|