• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
(KGO) - Việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mang tính chiến lược và cấp bách. Tại Kiên Giang, quá trình này đang được triển khai quyết liệt với những bước đi cụ thể, rõ ràng, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất, hướng tới xây dựng một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW,

phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo, chiều 12-12. Ảnh: TÂY HỒ

Dưới sự lãnh đạo của Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang, với sự chỉ đạo trực tiếp từ đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Thanh Bình, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đang tập trung thực hiện việc sắp xếp, đổi mới bộ máy trong hệ thống chính trị một cách đồng bộ, quyết liệt. Theo đó, tỉnh đã xây dựng các phương án sắp xếp cụ thể từ cấp tỉnh đến cấp huyện, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm đúng lộ trình và yêu cầu đề ra. Để đảm bảo việc triển khai đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh những giải pháp kỹ thuật, sự đồng thuận của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đóng vai trò then chốt.

Trong bối cảnh đổi mới, sự đồng thuận là yêu cầu cần thiết, nền tảng để xây dựng niềm tin trong hệ thống chính trị và xã hội. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang đã nhấn mạnh rằng, quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cần đảm bảo mọi cán bộ, công chức, viên chức và người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu của chủ trương lớn này. Đây là nhiệm vụ hành chính, là một cuộc cách mạng trong nhận thức và hành động, đòi hỏi sự đồng lòng, chia sẻ và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan.

Các phương án sắp xếp tại Kiên Giang được xây dựng trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ, lấy hiệu quả làm trọng tâm. Nhưng chắc chắn trong quá trình đổi mới và sắp xếp sẽ có những khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến là những tác động trực tiếp đến tâm lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Để tránh tình trạng hoang mang, mất ổn định trong nội bộ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo rõ, cần triển khai công tác tuyên truyền, vận động một cách bài bản, sâu rộng, để mọi người hiểu rõ rằng việc sắp xếp này không phải nhằm mục tiêu cắt giảm nhân sự một cách cơ học, mà để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân.

Công tác tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức, góp phần củng cố niềm tin của mọi người vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cần có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, từ cấp tỉnh đến cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nêu cao vai trò gương mẫu, trực tiếp giải thích, thuyết phục, vận động đồng nghiệp và nhân dân để cùng nhau đồng hành với chủ trương lớn này.

Song song với việc sắp xếp, tỉnh xây dựng các phương án, chính sách hỗ trợ phù hợp cho những trường hợp bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo đó, từ việc bố trí công việc mới, giải quyết chế độ, chính sách đến tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục cống hiến trong môi trường mới, tất cả đều được triển khai trên tinh thần nhân văn, trách nhiệm.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhấn mạnh rằng, trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị cần bám sát chỉ đạo của Trung ương, bảo đảm đúng tiến độ, báo cáo kết quả kịp thời theo quy định. Đồng thời, cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp, lắng nghe ý kiến đóng góp từ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân đóng vai trò quyết định trong thành công của quá trình này. Do đó, các cơ quan, đơn vị cần đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giải thích, để mỗi người dân hiểu rằng việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là yêu cầu của Đảng và Nhà nước, là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta, vì sự phát triển bền vững của tỉnh và cả nước.

Sự thành công của quá trình đổi mới tại Kiên Giang không chỉ được đo bằng những con số, như giảm được bao nhiêu đầu mối, tiết kiệm được bao nhiêu ngân sách, mà quan trọng hơn, là việc xây dựng được một hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực sự là công cụ phục vụ nhân dân. Điều này chỉ có thể đạt được khi có sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân.

Nguồn: baokiengiang.vn
Số lần đọc: 80

Tin liên quan