• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
Cá ngựa (Hippocamus spp.) là nhóm cá có giá trị kinh tế cao được sử dụng nhiều trong đông y với sản lượng xuất khẩu lớn. Do việc khai thác cá ngựa ngày càng nhiều, khai thác quanh năm với nhiều loại hình và ngư cụ khai thác khác nhau làm cho sản lượng ngày càng suy giảm đáng kể ở các quần đảo thuộc tỉnh Kiên giang. Do đó, việc tổ chức nghiên cứu và nuôi gia tăng sản lượng để giữ nguồn gen là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, dự án “Thu thập, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cá ngựa (Hippocampus kuda) tại tỉnh Kiên Giang” cần được thực hiện để tiến hành nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cá ngựa thông qua sinh sản nhân tạo, ương nuôi con giống và nuôi bảo tồn gen tại các huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang.

ThS. Phạm Minh Tứ - Chủ nhiệm dự án (đứng) đang trình bày thuyết minh đề cương

Chiều ngày 06/3/2019, tại Phòng họp Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Kiên Giang đã diễn ra buổi họp Hội đồng tư vấn KH&CN chuyên ngành cấp tỉnh tuyển chọn đơn vị chủ trì và thông qua thuyết minh đề cương dự án nêu trên. Đây là dự án đặt hàng có 01 hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: Trường Đại học Kiên Giang.

       Sau khi nghe đơn vị trình bày tóm tắt thuyết minh đề cương, các thành viên Hội đồng đã đặt một số câu hỏi để chủ nhiệm dự án làm rõ thêm mục tiêu, nội dung nghiên cứu của các hồ sơ tham gia. Đồng thời, các thành viên Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến đối với hồ sơ tham gia tuyển chọn và tiến hành bỏ phiếu kín để tuyển chọn đơn vị chủ trì thực hiện dự án. Kết quả hồ sơ của Trường Đại học Kiên Giang đạt yêu cầu và được chọn làm đơn vị chủ trì thực hiện.

Trên cơ sở kết quả bỏ phiếu, Ông Lê Thanh Việt – Chủ tịch Hội đồng đã kết luận như sau: Thống nhất chọn đơn vị chủ trì thực hiện dự án là Trường Đại học Kiên Giang, chủ nhiệm dự án là ThS. Phạm Minh Tứ. Bên cạnh đó, đơn vị chủ trì và chủ nhiệm dự án cần bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong thuyết minh đề cương như sau: Hình thức: Format lại toàn bộ đề cương, rà soát, điều chỉnh một số lỗi đánh máy… Mục tiêu chung: Thu thập, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cá ngựa (Hippocampus kuda) nhằm bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học, tạo nguồn vật liệu phục vụ nghiên cứu và góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Lược khảo tài liệu còn sơ sài, chưa phù hợp, cần bố cục lại các nội dung trình bày theo các mục tiêu nghiên cứu của dự án. Tính cấp thiết: Cần tham khảo Đề án số 45/ĐA-SKHCN ngày 11/04/2014 của Sở KH&CN tỉnh Kiên Giang về việc Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 để từ đó nêu bật lên tính cấp thiết để thực hiện dự án.Tài liệu tham khảo: Bổ sung đầy đủ thông tin nguồn tài liệu trích dẫn và lược bỏ các tài liệu trùng lấp và những tài liệu không liên quan đến nội dung nghiên cứu của dự án. Nội dung thực hiện: Dự án cần thực hiện 04 nội dung: (i) Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen cá ngựa đen vùng biển Phú Quốc, Kiên Giang; (ii) Xây dựng quy trình kỹ thuật gây nuôi thức ăn tự nhiên để phục vụ ương giống cá ngựa; (iii) Triển khai mô hình sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm cá ngựa tại Phú Quốc theo hướng bảo tồn; (iv) Tổ chức 02 cuộc hội thảo chuyên đề phổ biến kết quả bảo tồn và tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:Ngoài những phương pháp đã nêu, thuyết minh đề cương cần bổ sung: Phương pháp trung hòa chlorine và phương pháp theo dõi tần suất tăng trọng. Trong phương pháp thu mẫu cần nêu rõ số lượng mẫu; dự kiến về  thời gian và địa điểm thu mẫu; phương pháp gây nuôi thức ăn tự nhiên để phục vụ ương giống cá ngựa; phương pháp xây dựng mô hình sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm;… Cần ghi rõ các chỉ tiêu theo dõi. Sản phẩm dự kiến của dự án: (i) Bộ cơ sở dữ liệu điều tra, khảo sát nguồn gen cá ngựa tại tỉnh Kiên Giang; (ii) Bốn (04) báo cáo chuyên đề (Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo, ương giống cá ngựa; Quy trình kỹ thuật gây nuôi thức ăn tự nhiên để ương giống cá ngựa; Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá ngựa theo hướng bảo tồn; Kết quả triển khai mô hình bảo tồn); (iii) Tối thiểu 1.000 cá thể cá ngựa ngựa kích cỡ 6-8 cm và 50 cặp cá bố mẹ khỏe mạnh nuôi bảo tồn trong 12 tháng; (iv) 05 kỹ thuật viên được đào tạo và 100 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật và phổ biến kết quả bảo tồn; (v) Hai (02) bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước có chỉ số ISSN; (vi) Một (01) chuyên mục trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình; (vii) Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt của dự án; (viii) USB chứa toàn bộ nội dung của dự án./.

Tạ Băng Hồ – Phòng QLKH
Số lần đọc: 3330

Tin liên quan